Cách đẩy lùi viêm mũi dị ứng lúc chuyển mùa

Một số dị nguyên có khả năng gây nên VMDư như bụi, phấn hoa, hóa chất, bông, vải, sợi, lông (chó, mèo), ký sinh trùng (bào tử nấm mốc, bọ chét, mò, mạt…), khói (khói thuốc, khói bếp, khói nhà máy), một số dược phẩm hoặc do thời tiết (mưa, nắng thất thường, nóng lạnh đột ngột, ẩm ướt…)

Chuyển mùa, bệnh viêm mũi dị ứng (VMDư) thường xuất hiện làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh, đặc biệt lưu ý là VMDư có thể gây biến chứng.

Nguyên nhân gây VMDư

Nguyên nhân gây VMDư chủ yếu do phản ứng của cơ thể khi gặp vật lạ (kháng nguyên hay còn gọi là dị nguyên) đối với cơ thể. Một số dị nguyên có khả năng gây nên VMDư như bụi, phấn hoa, hóa chất, bông, vải, sợi, lông (chó, mèo), ký sinh trùng (bào tử nấm mốc, bọ chét, mò, mạt…), khói (khói thuốc, khói bếp, khói nhà máy), một số dược phẩm hoặc do thời tiết (mưa, nắng thất thường, nóng lạnh đột ngột, ẩm ướt…). Các loại này rất phổ biến ở nước ta và chúng thường đóng vai trò như một kháng nguyên không hoàn toàn (Hapten) khi gặp kháng thể (có trong cơ thể) tương ứng sẽ xảy ra hiện tượng phản ứng tức thì, đó là dị ứng.

Hiện tượng phản ứng dị ứng này xảy ra ngay ở lớp nhầy niêm mạc của hệ thống đường hô hấp trên như mũi, họng, xoang… gây nên hiện tượng viêm và kích thích niêm mạc được biểu hiện là ngứa mũi và hắt hơi.

Hắt hơi là một phản xạ nhanh, nhạy của cơ thể nhằm tống vật lạ ra khỏi vùng niêm mạc mà các dị nguyên vừa mới xâm nhập. Mặt khác, cơ địa dị ứng có liên quan mật thiết với bệnh VMDư, bởi vì người bị VMDư mà có cơ địa dị ứng (viêm da dị ứng, mề đay mạn tính, eczema, tổ đỉa, hen suyễn…), tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nhiều so với người bị VMDư mà không có cơ địa dị ứng.

Các tác nhân kích thích gây VMDư cũng có thể theo đường hô hấp nhưng cũng có thể vào cơ thể theo đường khác như qua da hoặc theo đường ăn uống (một số thực phẩm (tôm, cua, ốc…).Những người bị dị ứng cần kiểm soát tốt môi trường nơi ở để hạn chế dị nguyên.

lam gi khi mac benh viem mui di ung1 resize Cách đẩy lùi viêm mũi dị ứng lúc chuyển mùa
Những người bị dị ứng cần kiểm soát tốt môi trường nơi ở để hạn chế dị nguyên.

Biểu hiện của VMDƯ

VMDư có hai loại, đó là loại có chu kỳ và loại không có chu kỳ. Loại có chu kỳ thường xảy ra đột ngột vào đầu mùa lạnh hay đầu mùa nóng hoặc nóng ẩm hoặc mưa nắng thất thường. Người bệnh thấy cay cay trong mũi, hắt hơi liên tục, thêm vào đó có thể thấy ngứa mũi, cay mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt. Tiếp đến là chảy nhiều nước mũi trong như nước lã. Có cảm giác rát bỏng ở vòm hầu, họng. Ban ngày xuất hiện nhiều cơn như vậy, đặc biệt là vào lúc sáng sớm vừa ngủ dậy, nhưng tối đến lại dịu đi và kéo dài vài ba ngày đến vài tuần, nếu không được điều trị.

Loại VMDư không có chu kỳ có triệu chứng giống như loại có chu kỳ nhưng khác ở chỗ là bệnh xuất hiện không theo mùa, không phụ thuộc thời tiết, cơn viêm không kịch phát, chỉ hắt hơi vài lần một lúc, ngày xảy ra vài 3 lần nhưng nghẹt mũi tăng và kéo dài hơn giữa 2 cơn hắt hơi.

Biến chứng của VMDư

Với bệnh VMDư khi đã thành bệnh mạn tính, có thể bị nghẹt mũi gần như thường xuyên (phải thở bằng mồm), gây ù tai, nhức đầu kèm theo (những triệu chứng này rất dễ nhầm với viêm xoang). Do thở bằng mồm nên đường hô hấp trên rất dễ bị nhiễm khuẩn gây viêm họng, viêm amidan, viêm xoang… và thường ngủ ngáy (thậm chí ngủ ngáy rất to). Một số trường hợp VMDư mạn tính có thể bị loạn khứu giác (mất mùi). Bệnh VMDư tuy không nguy hiểm đến tính mạng và không thuộc bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh cấp cứu nhưng gây nhiều phiền toái cho người bệnh và vì vậy ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh, đặc biệt khi đã có biến chứng.

VMDư nếu không được điều trị thỏa đáng, có thể dẫn đến viêm xoang dị ứng, polyp mũi, polyp xoang và bệnh hay tái phát.

Nguyên tắc phòng và chữa trị

Khi nghi ngờ VMDư cần được khám sớm để điều trị ngay từ đầu. Cần điều trị nguyên nhân và triệu chứng, tuy nhiên dùng thuốc gì là do bác sĩ khám bệnh chỉ định, người bệnh không nên tự mua thuốc điều trị khi không có chuyên môn về y học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *