Theo y học cổ truyền, ớt có vị cay, nóng; tác dụng khoan trung, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, chỉ thống (giảm đau), kháng nham (chữa ung thư…). Ớt thường dùng để chữa đau bụng do lạnh, tiêu hóa kém, đau khớp, dùng ngoài chữa rắn rết cắn…
Các nhà khoa học chỉ ra rằng có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường từ loại gia vị quen thuộc sau đây.
Bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là tiểu đường) là bệnh mãn tính, tiến triển. Đường trong máu cao và kéo dài là nguyên nhân chủ yếu gây nên những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới cuộc sống và chất lượng cuộc sống của người bệnh như tổn thương mắt gây ra mù loà, suy thận, nhiễm trùng bàn chân, cắt cụt chi.
Đặc biệt đái tháo đường gây biến chứng tim mạch như tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim… Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho bệnh nhân đái tháo đường
Theo báo Trí thức trẻ, thống kê của Liên đoàn đái tháo đường Thế giới (IDF), cứ 24h, trên thế giới lại có 3.600 trường hợp đái tháo mới được chẩn đoán, 580 người bị tử vong, 225 người bị cắt đoạn chi, 120 người bị suy thận giai đoạn cuối và 55 người bị mù do bệnh đái tháo đường gây nên.
Trên thế giới, mỗi năm có 3,2 triệu người chết vì các bệnh liên quan đến đái tháo đường tương đương với số người tử vong vì bệnh HIV/AIDS. Bệnh đái tháo đường đang là gánh nặng cho kinh tế xã hội, chi phí để điều trị các biến chứng của bệnh tiểu đường đã chiếm 5-10% kinh phí chi cho chăm sóc y tế chung trên toàn thế giới.
Thạc sĩ Nguyễn Huy Cường phòng khám 133 Thái Hà cho biết với báo Trí thức trẻ, so với các nước, số người mắc bệnh tiểu đường Việt Nam sẽ tăng nhanh hơn. Ở Việt Nam xuất phát điểm khá thấp, số người mắc tiểu đường khoảng 2% dân số. So với Singapore số người mắc tiểu đường ở người lớn khoảng 14%.
Dân số nước ta trẻ nhưng tỷ lệ người ít vận động, uống rượu bia nhiều lại cao, chính vì vậy trong tương lai bệnh nhân bị tiểu đường sẽ tăng lên rất nhiều.
Sau 15 năm nữa con số này tăng gấp 2 – 3 lần. So với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có tỷ lệ người mắc tiểu đườngđường tăng 170%, nhưng với người Việt Nam tỷ lệ này sẽ là khoảng 300%, thạc sĩ Cường khuyến cáo.
So với cam, ớt giàu hơn hẳn về lượng vitamin C, sắt, canxi, phốt pho và vitamin nhóm B. Mỗi 100 g ớt cay tươi chứa tới 144 mg vitamin C, đứng đầu trong các loại rau tươi. Lượng vitamin C phong phú có thể khống chế bệnh tiểu đường, tim mạch, xơ cứng động mạch và giảm cholesterol. Chất capsaicin (chất tạo ra vị cay của ớt) kích thích não bộ sản xuất ra chất endorphin, một chất morphin nội sinh, có đặc tính như những thuốc giảm đau, đặc biệt có ích cho những bệnh nhân bị viêm khớp mãn tính và các bệnh ung thư.
Theo y học cổ truyền, ớt có vị cay, nóng; tác dụng khoan trung, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, chỉ thống (giảm đau), kháng nham (chữa ung thư…). Ớt thường dùng để chữa đau bụng do lạnh, tiêu hóa kém, đau khớp, dùng ngoài chữa rắn rết cắn…
Lợi ích với người tiểu đường
Một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Tasmania, Úc vào năm 2011 chỉ ra: Thường xuyên ăn ớt có thể giúp cơ thể kiểm soát được nồng độ insulin trong máu. Trong chế độ ăn của những người có thêm ớt thì lượng đường trong máu giảm hơn 60% so với những người không ăn.
Bệnh tiểu đường, ung thư đều bị ‘khống chế’ nhờ tác dụng của ớt
Thuốc giảm đau hiệu quả
Theo các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ), capsaicin có trong ớt có thể được sử dụng như cơ quan thụ cảm đau mà không tác động đến dây thần kinh. Đó là lý do tại sao nhiều hãng dược phẩm ngày nay dùng ớt chiết xuất lấy thành phần giảm đau để làm thuốc gây mê cho bệnh nhân phẫu thuật, mổ đẻ… Ngoài ra, người ta còn dùng capsaicin để làm kem thoa cho bệnh xương khớp mạn tính, co thắt cơ và đau lưng.
Giúp giảm cân
Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng, thành phần cay của ớt đã giúp tạo khả năng sinh nhiệt của cơ thể và đốt cháy mỡ cũng như calo. Hơn nữa, nó còn giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, tạo cảm giác no, từ đó mà góp phần giảm cân hiệu quả. Khi cơ thể hấp thu chất cay từ ớt, não sẽ tăng cường hoạt động, thúc đẩy sự chuyển tải của hệ thần kinh, làm cho thận tiết ra các dịch thể. Khi thận tiết ra các dịch thể sẽ đốt cháy chất béo, vì vậy có tác dụng giảm béo.
Giúp tăng sức đề kháng
Các nhà nghiên cứu Mỹ còn phát hiện thấy, ớt có tác dụng sát trùng, chống ôi thiu thực phẩm và chứa một số dưỡng chất nên giúp con người kháng bệnh tốt, theo báo Sức khỏe & Đời sống.
Giảm nguy cơ ung thư dạ dày, tiền liệt tuyến
Thành phần capsaicin trong ớt giúp chống lại bệnh ung thư dạ dày. Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày ở Mexico – nơi người dân ăn ớt rất nhiều – rất thấp.
Ớt phát huy được tác dụng cao nhất khi được ngâm với rượu
Theo bác sĩ Hoàng Cao Sạ, BV Đa khoa tỉnh Nam Định, để phát huy hết tác dụng của ớt, cách tốt nhất là ngâm rượu, sử dụng loại ớt càng cay càng tốt. Rượu giúp trích ra được một số chất mà nước khó lấy ra. Lấy ớt tươi, có thể dùng nhiều loại ớt cùng lúc, rửa sạch để thật ráo nước, cắt bỏ cuống, cho vào máy xay, đổ rượu cho ngập bên trên mặt ớt. Xay khoảng một phút hay đến khi được hòa đều. Ớt tươi cho hiệu lực mạnh mẽ. Có thể dùng tươi ngay khi vừa xay rất tốt, nhưng nên cho vào chai thủy tinh, đặt nơi tối không có ánh sáng, mỗi ngày lắc đều vài lần. Sau 14 ngày, lọc bỏ bã và vậy là đã có chai rượu ớt để được rất nhiều năm.
Ai không nên ăn ớt?
Dẫu vậy, ớt lại không phải là vị thuốc cho mọi người, mọi nhà. Người mắc bệnh tim, bệnh não, bệnh huyết quản, người cao huyết áp, người có bệnh viêm loét dạ dày mạn tính, người bị bệnh viêm thực quản nên hạn chế ăn ớt.
Vị cay của ớt có thể gây bỏng da nếu ở mức độ đậm đặc. Vì thế, vị cay chắc chắn sẽ có hại cho niêm mạc dạ dày, đặc biệt đối với những người bị loét dạ dày từ trước. Mẹ cho con bú nếu ăn quá cay sẽ ảnh hưởng đến trẻ qua sữa, mẹ bị bốc hỏa trong cơ thể còn con cũng nóng trong người, khó ngủ, hay quấy khóc.