Đây là bệnh khá phổ biến không những trên thế giới mà ở Việt Nam cũng không ít người mắc phải.
Trào ngược dạ dày gây rất nhiều khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng trực tiếp thông qua các thực phẩm ăn vào, vì vậy người bệnh cần có kiến thức về những thực phẩm nào nên ăn và nên kiêng.
Biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày
Đây là bệnh khá phổ biến không những trên thế giới mà ở Việt Nam cũng không ít người mắc phải. Một số biểu hiện dễ nhận biết của bệnh trào ngược dạ dày như sau:
Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng:
– Ợ hơi bệnh lý: Xảy ra ngay cả khi bạn đang đói hoặc không hề uống bất cứ đồ uống nào.
– Ợ chua: Là hiện tượng dịch acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản rồi lên miệng khiến người bệnh có cảm giác chua ở miệng.
– Ợ nóng: Khi dịch acid dạ dày trào ngược tiếp xúc với niêm mạc thực quản sẽ khiến bệnh nhân có cảm giác nóng, nóng rát như lửa đốt. Bệnh nhân nhiều khi cảm thấy nóng rát từ thượng vị rồi lan dọc lên sau xương ức có khi lan lên cổ họng. Ợ nóng thường xảy ra sau khi ăn từ 30 đến 60 phút, đặc biệt là sau khi uống bia và cũng là dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản tương đối điển hình.
Buồn nôn, nôn:
Không chỉ là hơi hay dịch vị trào ngược lên thực quản mà thức ăn cũng dễ dàng trào lên, gây cảm giác nôn và buồn nôn. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sau khi ăn thì khả năng bị trào ngược axit là rất lớn. Người bệnh cũng có thể dễ bị nôn hơn khi bị say tàu xe hay dùng một số loại thuốc…
Đau ngực, tức ngực, khó thở:
Cảm giác đè ép, thắt ở ngực, xuyên ra lưng, cánh tay là triệu chứng trào ngược thực quản tương đối khó nhận biết và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về tim mạch.
Khó nuốt, vướng họng:
Hiện tượng trào ngược dịch vị xảy ra thường xuyên sẽ gây tổn thương niêm mạc thực quản gây phù nề, là nguyên nhân gây hiện tượng khó nuốt (cảm giác vướng họng, nghẹn khi nuốt thức ăn).
Khàn giọng, đau họng và ho, hen:
Hiện tượng khàn giọng, đau họng là do dây thanh quản bị viêm tấy do acid dạ dày trào ngược lên thực quản tác động vào. Triệu chứng này thường dễ nhầm sang triệu chứng bệnh về hô hấp nên khi để lâu ngày có thể chuyển thành ho, hen.
Miệng tiết ra nhiều nước bọt:
Một dấu hiệu trào ngược dịch dạ dày khác thường gặp là nhiều nước bọt. Khi acid dạ dày trào ngược lên, một phản xạ tự nhiên là cơ thể sẽ tiết nước bọt để trung hòa lượng acid này. Tuy nhiên, lượng nước bọt tiết ra nhiều gây khó chịu cho người bệnh, nó cũng là một dạng khác của chứng ợ nóng.
Đắng miệng:
Triệu chứng đắng miệng trong bệnh trào ngược dạ dày là hiện tượng dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản rồi lên miệng có kèm theo dịch mật. Nếu bạn bị đắng miệng kèm theo các triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng, ợ chua thì khả năng cao bạn bị mắc đồng thời trào ngược axit và trào ngược dịch mật. Đặc biệt, những người đã từng trải qua phẫu thuật túi mật thì dễ mắc phải dịch mật trào ngược hơn.
Đi ngoài phân đen, nôn ra máu:
Các tế bào lót ở thực quản bị tổn thương nhiều lần do tiếp xúc nhiều với acid dạ dày trào ngược đã gây ra chảy máu ổ loét thực quản dẫn đến việc nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen như bã cà phê do máu đã được tiêu hóa một phần. Trường hợp chảy máu nhiều, phân thường loãng, có nước màu đỏ xen lẫn với phân lổn nhổn đen. Nếu chảy máu ít hơn, phân vẫn thành khuôn, màu đen giống nhựa đường.
Bệnh trào ngược dạ dày nên ăn gì?
Bánh mì
Được xem như cứu cánh của bệnh nhân dạ dày nói chung cũng như bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản nói riêng nhờ chức năng “hút” acid giúp làm giảm lượng acid trong dạ dày. Do đó, người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên để bánh mỳ trong danh sách thực đơn của mình.
Bột yến mạch
Yến mạch được xem như một loại thực phẩm đa năng, không chỉ được các chị em phụ nữ dùng để làm đẹp, yến mạch còn tốt cho bệnh nhân tim mạch và bệnh nhân trào ngược đạ dày thực quản. Sử dụng yến mạch vào buổi sáng vừa cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào, yến mạch còn chứa nhiều chất xơ tự nhiên và đặc biệt nó giúp hấp thụ tốt lượng acid dư thừa sau một đêm ngủ dài. Do vậy, hãy bổ sung thêm yến mạch trong thực đơn ngay cả khi bạn không mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Gừng
Gừng là một gia vị không thể thiếu và được sử dụng thường xuyên trong các bữa ăn hằng ngày. Ngoài ra, gừng còn được xem là một trong những thực phẩm tốt cho bệnh trào ngược acid dạ dày. Trong Đông y, gừng là một chất chống viêm tự nhiên và được dùng nhiều để điều trị bệnh tiêu hóa. Các món ăn kết hợp gia vị gừng sẽ giúp người bệnh trào ngược dạ dày thực quản giảm bớt các triệu chứng và chống viêm cho thực quản cũng như hạn chế vết viêm loét dạ dày.
Dưa gang hoặc dưa hấu
2 loại dưa này thường được dùng để trung hòa lượng acid dư thừa trong dạ dày. Dưa hấu và dưa gang vừa cung cấp nguồn vitamin dồi dào cho cơ thể vừa cải thiện tình trạng ợ chua, ợ nóng. Dưa gang cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày.
Sữa chua
Sữa chua có chứa các men tiêu hóa lợi khuẩn giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, từ đó đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày giúp cải thiện nhanh bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Những thực phẩm người bị trào ngược dạ dày thực quản kiêng ăn:
Thực phẩm có vị chua
Vị chua là biểu hiện của tính axit. Người bệnh trào ngược nên hạn chế ăn các hoa quả chua như cam, chanh, xoài chua, dấm…
Các đồ uống kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá,… Các đồ uống này làm tăng tiết dịch dạ dày làm cho hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản tiến triển nặng hơn.
Thực phẩm, gia vị cay nóng: ớt, tiêu, tỏi…
Các chất cay nóng này kích thích tăng cảm giác đau, rát tại vị trí viêm loét; làm tăng tiết dịch vị đồng thời làm giãn mở cơ thắt thực quản dưới. Ăn nhiều gia vị có thể tăng hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.
Các đồ uống có ga và thức ăn lạnh, khó tiêu, khô cứng
Đồ uống có ga làm tăng hiện tượng đầy hơi. Thực phẩm có tính hàn như ốc, ngao, sò…; các thức ăn quá cứng làm khó tiêu, đầy bụng cho bệnh nhân, do vậy nên tránh.