Đau nhức trong xương gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như như chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Đau nhức trong xương khiến người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi, đau nhức, uể oải, mất ngủ.
Bị đau nhức trong xương là tình trạng thường hay gặp ở những người cao tuổi do xương khớp bị lão hóa hoặc ở những người bị tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đau nhức trong xương có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc một số chứng bệnh về xương khớp nguy hiểm. Vậy bị đau nhức trong xương là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Xin mời bạn đọc tham khảo qua một số thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng bị đau nhức trong xương để tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.
1/ Ai là người dễ bị đau nhức trong xương?
Đau nhức trong xương gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như như chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Đau nhức trong xương khiến người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi, đau nhức, uể oải, mất ngủ. Tình trạng này thường hay gặp ở một số trường hợp sau:
+ Người già, người bước qua tuổi trung niên thường hay bị thoái hóa xương khớp. Gây nên tình trạng đau nhức trong xương.
+ Người bị tai nạn giao thông hoặc tai nạn trong nghê nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân chính.
+ Bệnh hay gặp ở những người ít vận động, thường xuyên phải làm việc với máy tính trong thời gian dài.
+ Những vận động viên cử tạ, thể dục thể thao chạy nhảy nhiều. Lâu ngày khiến xương bị lão hóa, hoặc bị chấn thương gây tổn thương vùng xương khớp gây đau.
Đau nhức trong xương ở giai đoạn nhẹ thường khiến nhiều người chủ quan, nghĩ rằng nó không gây ảnh hưởng đến tính mạng con người. Tuy nhiên, nếu bệnh không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây một số hậu quả khôn lường như: Mất ngủ kinh niên, cơ thể chán ăn, mệt mỏi, buồn chán và suy kiệt. Ảnh hưởng lớn đến sức khỏe về sau.
2/ Không nên chủ quan khi bị đau nhức trong xương
Đau nhức trong xương có thể là đau nhức ở vùng cánh tay, ống chân, cổ, vai gáy. Đau nhức trong xương gây ra những cơn đau khó chịu, dai dẳng. Ảnh hưởng lớn chất lượng cuộc sống. Bệnh thường hay xuất hiện vào ban đêm và những lúc trái gió trở trời. Khiến người bệnh có cảm giác đau mỏi, khó chịu, mất ngủ, uể oải. Vậy bị đau nhức trong xương có thể bạn bị mắc bệnh gì?
♦ Viêm khớp dạng thấp: Đau nhức trong xương có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Đây là một chứng bệnh về khớp mãn tính, nếu không điều trị sớm có thể khiến cho sụ khớp và xương dưới sụn bị phá hủy. Gây biến dạng khớp và làm mất khả năng đi lại, có thể gây tàn phế.
♦ Bệnh gút: Đối với người mắc bệnh gút cũng thường hay xuất hiện những triệu chứng đau nhức trong xương. Căn bệnh này khá phổ biến hiện nay, tỉ lệ mắc bệnh ngày càng cao. Khi gút chuyển sang giai đoạn mãn tính có thể khiến các khớp bị biến dạng vĩnh viễn, các khối u mọc lên quanh khớp và một số nơi khác gây đau.
♦ Lao xương khớp: Đây là chứng bệnh do vi khuẩn tấn công vào hệ xương khớp. Khi bị nhiễm vi khuẩn các khớp thường bị đau và sưng to. Lâu dần có thể khiến cơ bị teo, thậm chí là bị bại liệt.
♦ Do loãng xương: Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng đau trong xương. Tình trạng này thường hay gặp ở những người lớn tuổi.
Ngoài ra, đau trong xương có thể là do cơ thể thiếu hụt một số nguyên tố, khoáng chất cần thiết cho xương như: Canxi, kali, vitamin D. Có thể do thời tiết thay đổi hoặc do béo phì, bị chấn thương do thể thao…
3/ Hạn chế bị đau trong xương qua một số thói quen đơn giản
Trong quá trình chữa bệnh để nhanh khỏi bệnh cũng như phòng ngừa chứng đau trong xương. Người bệnh cần lưu ý đến một số thói quen đơn giản hàng ngày dưới đây:
+ Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, có chế độ sinh hoạt hợp lý để xương chắc khỏe hơn. Trước khi chơi thể thao nên khởi động kỹ càng. Tránh bị trật khớp hay chấn thương trong khi chơi.
+ Tránh làm việc quá sức, sai tư thế, mang vác quá nặng.
+ Khi thời tiết thay đổi chúng ta cần phải chú ý mặc đủ ấm, tránh để bị lạnh xương khớp.
+ Dùng dầu xoa bóp các khớp khi bị đau nhức để có thể làm giảm cơn đau.
+ Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng. Bổ sung nhiều vitamin D, vitamin nhóm B, protein. Đặc biệt là các khoáng chất tốt cho xương khớp như Canxi, sắt, magie, photpho.
+ Hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu, bia, cà phê, thuốc lá.