Loãng xương ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Các triệu chứng: còng lưng, đau lưng làm người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt, công việc và cảm giác mình già yếu hơn.
Loãng xương hay còn gọi là bệnh thưa xương, xốp xương, là một bệnh lý về xương khớp khá phổ biến, Loãng xương là một căn bệnh thường gặp và khá nguy hiểm nhưng vẫn có thể ngăn ngừa.
Bệnh loãng xương liên quan nhiều đến vấn đề tuổi tác, công việc, chế độ ăn uống nghỉ ngơi. Bệnh tiến triển âm thầm, ít có các triệu chứng điển hình, chỉ khi có các biến chứng nặng về xương khớp bệnh nhân mới đi khám và phát hiện bệnh ở giai đoạn rất muộn.
Thông thường đây là một bệnh lý của tuổi già, tuy nhiên ngày nay độ tuổi mắc căn bệnh này ngày càng sớm, thậm chí bệnh có thể gặp ở những người phụ nữ 40-45 tuổi. Những người lao động vất vả, thường xuyên mang vác nặng, chế độ ăn thiếu canxi là những đối tượng dễ mắc bệnh loãng xương hơn. Bệnh gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới.
Bệnh phổ biến ở người cao tuổi do tình trạng lão hóa của mô xương, được chia thành 2 typ: Typ I loãng xương sau mãn kinh và typ II loãng xương do tuổi già. Loãng xương typ II thường xuất hiện khi phụ nữ mãn kinh từ 5-15 năm, tình trạng loãng xương thườnng gặp ở các xương xốp, nhất là cột sống, gây nên gù, cong, vẹo và đau lưng.
Sau 70 tuổi, thì cả hai giới, độ loãng xương càng tăng, tổn thương chủ yếu ở các xương dài, hậu quả dẫn đến gãy chi rất dễ dàng. Ngoài ra, loãng xương ở tay chân có thể gây ra mối nguy hiểm khác là dễ bị gãy xương đùi, gãy đầu dưới xương cẳng tay khi ngã hay thậm chí chỉ là cử động sai lệch như chống tay hay xoay chân mạnh.
Loãng xương ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Các triệu chứng: còng lưng, đau lưng làm người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt, công việc và cảm giác mình già yếu hơn.
Vì vậy, trong sinh hoạt, người bệnh cần cẩn thận khi đi lại, nhất là ở những nơi trơn trượt không để bị ngã, tránh khuân vác nặng gây ảnh hưởng đến cột sống.
Ảnh minh họa.
Các cách đơn giản để phòng tránh loãng xương
– Bổ sung các thức ăn giàu canxi: Cả phụ nữ và nam giới ở tuổi trung niên đều cần trung bình 1.000 mg canxi mỗi ngày. Nhu cầu này tăng lên thành 1.500 mg đối với phụ nữ thời kỳ mãn kinh và nam giới độ tuổi sau 75.
Vì vậy, việc tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi là rất cần thiết. Bạn có thể bổ sung caxi bằng thức ăn như rau xanh, trái cây, tôm, cua, thịt trứng.
Có thể dùng thêm các loại sữa chứa nhiều canxi, ít ngọt không béo. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều dễ dẫn đến béo phì. Nên dùng thêm các chế phẩm của sữa như phomat cùng với vitamin D.
– Tham gia hoạt động ngoài trời để tăng tổng hợp vitamin D: Thực tế, nguồn cung cấp vitamin D giàu có nhất vẫn là từ ánh nắng mặt trời. Vitamin D được sản sinh khi cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và đây cũng là loại vitamin không thể thiếu giúp cơ thể hấp thu và chuyển hóa canxi.
– Tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày: Trong cuộc sống hang ngày, những người ít vận động, tập thể dục thể thao thì quá trình loãng xương diễn ra nhanh hơn bình thường.
Tuy nhiên, khi tập luyệnbạn cần lưuý vận động cơ bắp nhịp nhàng, từ từ ở mức độ vừa phải, cột sống được tập linh hoạt. Một số loại hình thể dục như: đi bộ, bơi lội cũng có tác dụng rất tốt, phù hợp với sức khỏe người cao tuổi.
– Duy trì cân nặng ở mức vừa phải: Béo phì là một nguyên nhân góp phần gây loãng xương. Vì vậy hãy luôn duy trì cân nặng hợp lý để không gây áp lực cho xương.
– Nên tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích: Những người hút thuốc hoặc uống đồ uống có cồn mỗi ngày sẽ thấy xuất hiện nguy cơ cao đối với bệnh loãng xương. Bởi vậy bạn nên hạn chế thuốc lá cũng như uống rượu để đảm bảo xương được chắc khỏe.
Ngoài ra, nếu dùng caffeine một cách thường xuyên sẽ làm tăng tốc độ mất canxi của cơ thể thông qua đường tiểu. Mỗi ngày cố gắng uống không quá một ly cà phê sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho sức khỏe.
– Kiểm tra mật độ xương định kỳ: Đây là cách duy nhất giúp bạn phát hiện sớm bệnh loãng xương. Cũng nên để ý tới chiều cao của mình. Sự giảm chiều cao vài phân là dấu hiệu đầu tiên của chứng mòn đốt sống và loãng xương.