70% số người được hỏi cho biết Cách điều trị rối loạn tiền đình và thiểu năng tuần hoàn não là giống nhau. Đây là nhầm lẫn tai hại nhất từ trước đến nay, điều này khiến cho việc sử dụng thuốc điều trị không đúng, làm các triệu chứng ngày càng nặng thêm.
Nhầm lẫn giữa rồi loạn tiền đình và thiểu năng tuần hoàn não, chỉ dùng thuốc hoạt huyết… là những nguyên nhân khiến rối loạn tiền đình hay bị tái phát.
Nhầm lẫn tai hại
Tiền đình là vùng nằm ở phía sau ốc tai (hai bên), là một hệ thống có vai trò quan trọng trong duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Người bị rồi loạn tiền đình thường xuyên bị chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn…
Nghiên cứu thực tiễn về cách điều trị của bệnh nhân mắc chứng “Rối loạn tiền đình” và Thiểu năng tuần hoàn não 80% người bệnh khi gặp chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ù tai… thì cho rằng mình bị thiểu năng tuần hoàn não trong khi họ chưa được bác sỹ thăm khám mà tự đoán.
Ngoài ra, 70% số người được hỏi cho biết Cách điều trị rối loạn tiền đình và thiểu năng tuần hoàn não là giống nhau. Đây là nhầm lẫn tai hại nhất từ trước đến nay, điều này khiến cho việc sử dụng thuốc điều trị không đúng, làm các triệu chứng ngày càng nặng thêm.
Xét về cơ bản thì triệu chứng của 2 căn bệnh này khá giống nhau như: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn… nhưng căn nguyên gây bệnh lại khác nhau. Theo đông y có 2 căn nguyên gây ra Rối loạn tiền đình.
Thứ nhất: Do can hỏa, sinh khí nghịch bốc lên đỉnh đầu gây nên hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, buồn nôn, ù tai thậm chí kèm theo cả những cơn bốc nóng.
Thứ 2: Do đàm tích tụ ở các tạng phủ ngăn cản lưu thông khí huyết máu lên não kém, dẫn tới thiếu máu não gây hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, mất thăng bằng.
Mặt khác, thiểu năng tuần hoàn não đơn thuần là trạng thái suy giảm lượng máu lên não. Hay nói cách khác Thiểu năng tuần hoàn não chỉ là một trong những yếu tố nguy cơ gây nên Rối loạn tiền đình. Do vậy, dùng thuốc hoạt huyết chỉ giải quyết được một phần nguyên nhân gây nên Rối loạn tiền đình mà không giải quyết được căn nguyên gây bệnh.
Do vậy nếu điều trị rối loạn tiền đình mà chỉ dùng những sản phẩm có tác dụng hoạt huyết sẽ không trị hết căn nguyên gây bệnh dẫn tới không chữa dứt điểm được bệnh. Bệnh cứ hay tái phát đi tái phát lại nhiều lần.
Giải pháp nào cho việc điều trị rối loạn tiền đình?
Để xác định chính xác, người bệnh cần đi khám tại chuyên khoa tai, mũi, họng và thần kinh. Bác sĩ sẽ chỉ định đo não đồ hoặc làm các xét nghiệm hình ảnh như chụp X quang, CT Scanner hoặc phải sử dụng cộng hưởng từ (MRI) để tìm đúng nguyên nhân gây hội chứng rối loạn tiền đình.
Ngoài ra, rối loạn tiền đình còn xuất hiện ở những người thường xuyên làm việc căng thẳng, ít ngủ, thường uống rượu bia hoặc phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh.
Để phòng ngừa hội chứng rối loạn tiền đình cách tốt nhất là thường xuyên tập thể dục thể thao. Đối với người làm việc văn phòng cần tránh ngồi quá lâu trước máy vi tính. Thường xuyên thực hiện các bài tập vận động vùng đầu, cổ gáy. Tập đẩy hơi vào 2 tai bằng cách dùng 2 bàn tay áp vào 2 bên tai mỗi ngày 50 – 100 lần. Uống nước thường xuyên khoảng 2 lít/ngày, nên để ly nước lọc trên bàn làm việc để tập thói quen uống nước thường xuyên, tránh để quá khát mới uống nước và sử dụng các loại thuốc thảo dược có tác dụng điều trị căn nguyên gây ra bệnh.