Nếu cơ thể không đủ sắt, làn da sẽ trở nên tái, nhợt nhạt hơn. Đối với những người có làn da tối màu, bạn có thể nhận biết dấu hiệu này ở bên trong môi, lưỡi và lợi răng.
Thiếu sắt thường không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm, nhưng về lâu dài có thể dẫn đến những tổn thương cho tim, não và nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
Quan trọng là những dấu hiệu của thiếu máu khá mờ nhạt nên hầu hết những người bị thiếu máu không nhận ra vấn đề, sau đây là 14 triệu chứng thường gặp của thiếu máu mà mọi người cần lưu ý:
1. Muốn nhai đá
Thèm đá là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của thiếu sắt nặng. Mặc dù lý do của triệu chứng này là không rõ ràng, nhưng các bác sĩ đưa ra giả thuyết rằng nhai đá làm tăng sự tỉnh táo ở những người thiếu sắt (những người thường chậm chạp và mệt mỏi) hoặc là nó giúp làm dịu lưỡi bị sưng.
Thèm nhai đá là một triệu chứng phổ biến của việc thiếu sắt
Một số người thậm chí còn có thể có cảm giác thèm ăn giấy, đất sét.
2. Da tái nhợt
Một trong những cách tốt nhất để nhận ra vấn đề thiếu máu là nhìn vào các bọng dưới của mắt. Đây là một khu vực có mạch vì vậy nếu nó nhạt, đó là một dấu hiệu báo rằng bạn không nhận được đủ các tế bào máu đỏ cho các khu vực khác trên cơ thể. Các hemoglobin trong máu có tác dụng giúp bạn có làn da hồng hào, khỏe mạnh.
Nếu cơ thể không đủ sắt, làn da sẽ trở nên tái, nhợt nhạt hơn. Đối với những người có làn da tối màu, bạn có thể nhận biết dấu hiệu này ở bên trong môi, lưỡi và lợi răng.
3. Thay đổi tâm trạng
Ở mức độ nhẹ, tình trạng thiếu sắt có thể làm cho tâm trạng bạn thay đổi mà không có bất cứ lý do gì.
Khi đột nhiên bắt đầu cảm thấy gắt gỏng, khó chịu và thường xuyên nhức đầu hơn bình thường, bạn nên đi kiểm tra.
Nếu tình trạng này kéo dài lâu, cơ thể bạn bị thiếu sắt ở mức độ nặng, bạn thậm chí sẽ rất nóng tính, hoặc bước vào giai đoạn đầu của bệnh trầm cảm.
4. Nhức đầu, mất tập trung
Ngay cả khi mức độ sắt thấp, nhưng cơ thể vẫn ưu tiên cung cấp oxy cho não trước khi chuyển đến các mô khác. Tuy nhiên, ngay cả như vậy thì não bộ của bạn vẫn nhận được ít ôxy hơn mức lý tưởng cần có. Hậu quả là các động mạch của não của bạn có thể bị sưng lên và gây ra những cơn đau đầu.
Ngoài ra, ở những người thiếu chất sắt, hệ truyền dẫn thần kinh có thể thay đổi, dẫn đến chức năng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm kém hơn so với bình thường nên sẽ làm cho bạn cảm thấy căng thẳng và khó tập trung.
5. Khó thở, tim đập mạnh
Nếu bạn cảm thấy bị khó thở ngay cả khi đang làm các hoạt động bình thường thì hãy nghĩ đến nguyên nhân cơ thể bạn đang thiếu sắt. Không có đủ hemoglobin sắt để cung cấp ôxy cho cơ thể sẽ khiến bạn thường xuyên thấy thiếu không khí cho dù cố gắng hít thở sâu.
Ngoài ra, thiếu sắt có thể khiến trái tim phải làm việc quá sức để cung cấp oxy cho cơ thể. Hệ quả là dẫn đến tim bị loạn nhịp, đập mạnh, giãn hoặc thậm chí là suy tim.
6. Chân tê và run
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, khoảng 15% những người có triệu chứng bị bủn rủn hoặc tê buốt chân khi thiếu sắt.
Nếu có một cảm giác tê hoặc ngứa ran ở bàn tay và bàn chân hoặc cảm thấy lạnh nhiều chứng tỏ máu không đủ để đi nuôi các bộ phận trong cơ thể. Nhiều người có cảm giác chân tay bồn chồn khó chịu, cũng có thể là bạn đang thiếu máu.
7. Rụng tóc
Khi trong máu thiếu sắt, phần chân tóc cũng sẽ bị ảnh hưởng, chúng sẽ yếu và dễ bị tổn thương hơn, hậu quả là làm cho tóc dễ bị rụng.
Do đó, khi chải đầu, gội đầu, nếu bạn nhận thấy số tóc rụng nhiều hơn bình thường hoặc mái tóc đang mỏng đi, đó có thể là cơ thể đang bị thiếu máu. Nó cũng có thể là một sự thiếu hụt vitamin hay hormone như suy giáp.
8. Móng tay, móng chân mỏng và giòn
Những biểu hiện về móng tay, móng chân như bị mỏng, giòn và yếu chỉ xảy ra khi bạn bị thiếu sắt ở giai đoạn nặng, khi chúng không còn được cung cấp đủ máu cũng như các chất dinh dưỡng để duy trì sự khỏe mạnh.
9. Nước tiểu màu hồng hoặc đỏ
Những người bị thiếu hụt sắt thường có sự gia tăng hấp thu qua đường ruột các sắc tố nhất định. Vì thế chỉ cần ăn củ cải đỏ, cà chua, nước tiểu của họ cũng có thể có màu hồng.
10. Chán ăn hoặc thèm ăn đồ lạ
Thiếu máu dẫn đến mệt mỏi, lười hoạt động và cảm giác ăn không ngon. Chán ăn lại sinh ra thiếu máu, suy nhược… một vòng luẩn quẩn.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, để tăng lượng hấp thu sắt cho cơ thể, bạn nên bổ sung thêm vitamin C hoặc một số thực phẩm bổ trợ như ngũ cốc, bánh mì, khoai tây, cà chua…
Nếu bạn đang có thai hoặc cho con bú, hãy nhờ đến sự tư vấn bác sĩ để có chế độ bổ sung sắt hợp lí.
Ngoài ra, bạn nên hạn chế tiêu thụ một số thực phẩm có chứa cafein và thực phẩm giàu canxi như trà, cà phê, sữa… vì chúng sẽ cản trở sự hấp thu sắt của cơ thể.
11. Nhiễm trùng thường xuyên
Trong trường hợp bạn có những vết thương mà phải mất một thời gian dài để lành cũng nhược dễ dàng bị nhiễm bệnh, điều này có nghĩa nồng độ hemoglobin thấp và bạn cần nâng cao mức độ sắt của bạn trước khi quá muộn.
12. Hội chứng chân không nghỉ
Thiếu sắt là một nguyên nhân gây hội chứng chân không nghỉ, biểu hiện rõ nhất khi ngủ. Điều này thực sự là một tình trạng nghiêm trọng, gây ra các biểu hiện là các cơn đau nhói, co kéo, tê chân…
13. Kinh nguyệt nhiều
Ở phụ nữ, nguyên nhân số một của thiếu sắt là kinh nguyệt quá nhiều khiến cho cơ thể không sản xuất kịp để bù lại lượng máu bị mất sau mỗi kỳ đèn đỏ. Lượng kinh nguyệt bình thường chỉ khoảng 2-3 thìa cà phê mỗi tháng. Nếu bạn phải thay băn vệ sinh dưới 2 tiếng mỗi lần thì cần đi khám bác sĩ phụ khoa.
14. Lưỡi có dáng vẻ “kỳ lạ”
Ngoài việc khiến lưỡi nhợt màu, lượng sắt thấp có thể làm giảm myoglobin, một protein ở hồng cầu hỗ trợ cho sức khỏe của cơ, bao gồm cả các cơ ở lưỡi. Hậu quả là nhiều người bị thiếu sắt cũng than phiền về tình trạng viêm, loét và lưỡi “mềm nhũn” một cách kỳ lạ.