Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa. Hầu hết bắt nguồn từ thói quen ăn uống, chế độ sinh hoạt không điều độ, lành mạnh, sử dụng nhiều thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa
Tình trạng rối loạn tiêu hóa rất dễ xuất hiện và thường gây ra cảm giác khó chịu, căng trướng, tức bụng cho người bị. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng khiến ta dễ dàng bị rối loạn tiêu hóa và thật khó để có thể tìm gặp bác sĩ mỗi khi gặp phải tình trạng này. Cách tốt nhất để giảm thiểu rối loạn tiêu hóa kịp thời là tìm mua loại thuốc điều trị cấp tốc. Khi bị rối loạn tiêu hóa nên uống thuốc gì để giảm thiểu hiệu quả?
Bệnh rối loạn tiêu hóa rất dễ xuất hiện
Đặc điểm của chứng rối loạn tiêu hóa là do tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột. Thông thường tỷ lệ cân bằng sẽ là 85% lợi khuẩn và 15% vi khuẩn gây hại, nhưng khi tỷ lệ này bị phá vỡ, tình trạng loạn khuẩn xuất hiện sẽ gây ra nhiều hiện tượng bất ổn về mặt tiêu hóa, như là:
– Đi phân lỏng, đi nhều, có bọt, mùi tanh hoặc bị táo bón.
– Đầy bụng, trướng hơi nhiều.
– Chán ăn, buồn nôn thường xuyên.
– Hay bị đau bụng.
– Luôn có cảm giác muốn đi đại tiện.
Loạn khuẩn trong đường ruột sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa khi các loại lợi khuẩn bị mất vị thế chiếm đa số so với các loại khuẩn có hại. Lợi khuẩn thực hiện một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong hệ tiêu hóa là tiết enzym để tiêu hóa thức ăn, cân bằng hệ vi khuẩn và tiêu độc từ những thực phẩm không an toàn, giúp tăng cường sức đề kháng, sản xuất hơn 75% kháng thể cho đường ruột.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa. Hầu hết bắt nguồn từ thói quen ăn uống, chế độ sinh hoạt không điều độ, lành mạnh, sử dụng nhiều thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa… Tình trạng rối loạn tiêu hóa lâu ngày sẽ dẫn đến các tình trạng viêm ruột cấp, viêm dạ dày, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích… nếu không được điều trị kịp thời.
Cơ chế của các loại thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa
Để khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa, việc cần thiết là bổ sung ngay lợi khuẩn tốt cho đường ruột để cân bằng lại hệ sinh vật. Đặc biệt là bổ sung lợi khuẩn Bifido, loại lợi khuẩn chiếm đến 99,9% số lượng lợi khuẩn trong đường ruột. Lợi khuẩn Bifido sẽ bám trên hệ lông nhung trên thành ruột và hút các chất độc hại, phân hủy chúng và tiết dịch nhầy bao phủ lên thành ruột để tạo lớp chắn ngăn chặn các tác nhân độc hại tấn công thành ruột.
Các loại thuốc điều trị bệnh thường là các loại men tiêu hóa hoặc thuốc có tác dụng diệt khuẩn, bổ sung lợi khuẩn. Đặc biệt men tiêu hóa là sản phẩm có khả năng bổ sung Bifido hiệu quả nhất. Còn lại các sản phẩm thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa khác có chứa rất ít thành phần lợi khuẩn Bifido, hoặc khả năng đưa Bifido sống đến ruột rất thấp.
Nếu tình trạng rối loạn tiêu hóa đã diễn ra trong thời gian dài, người bệnh cần kiên trì bổ sung lợi khuẩn thường xuyên để tái tạo lại hệ lông nhung, giúp hệ vi sinh đường ruột được ổn định và cân bằng.
Uốn ván hay còn gọi là bệnh phong đòn gánh là một bệnh do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Vi khuẩn này sống chủ yếu trong môi trường đất, khi xâm nhập vào cơ thể gây ra các dấu hiệu như cứng hoặc tê liệt dây thần kinh. Bệnh…
Rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì?
Có rất nhiều loại thuốc, men tiêu hóa có khả năng điều trị rối loạn tiêu hóa mà ta có thể tìm mua tại các nhà thuốc. Các loại thuốc được chia thành nhiều nhóm với các dạng đặc trị:
– Thuốc làm giảm acid dạ dày.
– Thuốc kháng acid sucralfat, misoprostol.
– Thuốc ức chế hấp thu H2.
– Thuốc tăng áp lực cơ thắt dưới, điều hòa quá trình kích thích ruột
Một số tên thuốc trị rối loạn tiêu hóa:
– Maalox: trị khó tiêu, đầy bụng, ợ chua do thừa axit dịch vị. Có tác dụng kháng axit dịch vị, bảo vệ niêm mạc thực quản, niêm mạc dạ dày tá tràng, điều trị đầy bụng, châm tiêu…
– Domperidon: hỗ trợ điều chỉnh co bóp dạ dày, điều hòa nhu động ruột, trị đầy bụng, buồn nôn.
– Neopeptine: giúp hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, hạn chế đầy bụng, chướng hơi.
Để không còn phải băn khoăn vấn đề khi rối loạn tiêu hóa uống gì, ta nên tư vấn ý kiến của bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn, trình bày triệu chứng để được hỗ t rợ giải pháp điều trị phù hợp. Nếu thấy tình trạng rối loạn tiêu hóa xuất hiện liên tục thì không nên trì hoãn việc tìm gặp bác sĩ để được kiểm tra, chuẩn đoán một cách chính xác.