Việc trẻ giật mình quấy khóc giữa đêm liên tục, không dỗ dành được rất dễ bị ức chế hô hấp, ngưng thở và nguy cơ đột tử tăng cao.
Vì sao trẻ hay giật mình quấy khóc giữa đêm?
Trẻ sơ sinh đang ngủ tự nhiên giật mình khóc thét là một hiện tượng thường gặp ở nhiều gia đình. Điều này không chỉ ngắt quãng giấc ngủ của bé mà còn khiến cả gia đình mệt mỏi, đặc biệt có thể khiến cho người mẹ sau sinh stress.
Trẻ giật mình, khóc thét ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Ảnh minh họa
Hiện tượng trẻ hay giật mình và khóc thét khi đang ngủ thường xảy ra vào ban đêm ở những trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, thời gian khóc kéo dài từ 5 tới 30 phút, lặp lại nhiều lần. Nguyên nhân gây ra có thể do sinh lý hoặc bệnh lý.
Chia sẻ trên tờ VnExpress về điều này, Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải – Giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng cho biết, tình trạng khóc đêm, ngủ hay giật mình có khả năng bé bị thiếu canxi, kẽm, magiê…. Do vậy, cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng, cần thiết thì làm xét nghiệm máu xem cháu bị thiếu vi chất dinh dưỡng nào không để bổ sung.
Bên cạnh đó, có thể do ban ngày bé ngủ nhiều nên đêm không muốn ngủ. Hoặc cũng có thể trẻ quấy là do đói, ăn quá no bị đầy bụng, mọc răng, tã ướt nên ngứa ngáy khó chịu, nóng quá hoặc lạnh quá…
Trẻ hay giật mình quấy khóc giữa đêm nguy hiểm thế nào?
Nói về những ảnh hưởng của việc trẻ thường xuyên giật mình quấy khóc giữa đêm, theo thông tin trên báo Gia đình & xã hội, qua quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng về giấc ngủ của trẻ nhỏ, các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe Nhi khoa cho rằng, việc trẻ giật mình liên tục và quấy khóc giữa đêm xảy ra thường xuyên sẽ khiến trẻ chậm lớn, dễ mắc các chứng rối loạn cảm xúc, ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của trí tuệ và thể chất. Cụ thể:
Giật mình quấy khóc liên tục giữa đêm khiến trẻ chậm tăng cân
Theo BS Thành Ngọc Minh- Phó trưởng Khoa Tâm bệnh, BV Nhi Trung ương, ngủ sâu giấc có vai trò rất quan trọng đối với sự phục hồi sức khỏe và phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Khi trẻ ngủ ngon giấc sẽ kích thích tuyến tiền yên tiết hormone tăng trưởng cao gấp 4-5 lần so với bình thường. Điều này sẽ đảm bảo cho trẻ tăng cân và phát triển chiều cao tốt hơn.
Chia sẻ Chia sẻ
Trẻ giật mình quấy khóc giữa đêm làm tăng nguy cơ đột tử – ảnh 3
Khóc thét giữa đêm làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ nhỏ. Ảnh minh họa
Nói về điều này, TS Margot Sunderland – Giám đốc trung tâm giáo dục và đào tạo về sức khỏe trẻ em tại London phân tích, bộ não của trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương bởi trong năm đầu tiên kể từ khi bé chào đời, não bộ chưa hoàn thiện. Lúc này, sự phát triển của bộ não cực kỳ dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây kích thích.
Những trẻ khi ngủ hay giật mình và khóc thét giữa đêm thường có khả năng học hỏi và xử lý tình huống kém hơn những bé ngủ ngoan trong giai đoạn đầu đời. Không chỉ vậy, việc trẻ ngủ hay giật mình quấy khóc còn là nguyên nhân gây ra: Hormone tăng trưởng bị sụt giảm đột ngột, hệ thống miễn dịch và tiêu hóa bị ức chế, trẻ dễ bị ốm và các bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra có thể khiến trẻ bị huyết áp cao và ngưng thở.
Khóc thét giữa đêm làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ nhỏ
Việc trẻ nhỏ khóc liên tục, không dỗ dành được rất dễ bị ức chế hô hấp, ngưng thở và nguy cơ đột tử tăng cao.