Gai cột sống là một quá trình lão hóa tự nhiên theo thời gian, tuổi tác nên rất khó tránh khỏi. Tuy nhiên nhiều người có gai cột sống nhưng không đau và khỏe mạnh nhờ họ có chế độ dinh dưỡng hợp lý, biết giữ cho cột sống khỏe.
Gai cột sống là một thuật ngữ đề cập đến hiện tượng thoái hóa cột sống. Hầu hết những người trên 60 tuổi đều được chẩn đoán mắc tình trạng này.
Nguyên nhân gai cột sống
Có 3 nguyên nhân chính tạo điều kiện cho việc “nới rộng” cột sống không mong muốn: viêm khớp cột sống mãn tính; sự lắng đọng canxi; chấn thương.
Với người bị viêm khớp mãn tính, gai xương là kết quả việc phản ứng tự nhiên của cơ thể. Người bị viêm lâu ngày khiến phần sụn bị hao mòn, bề mặt trơn láng trở nên thô ráp. Hai mặt xương xọ xát vào nhau, cơ thể buộc phải điều chỉnh và hệ lụy để lại là hình thành gai xương.
Gai cột sống là một quá trình lão hóa tự nhiên theo thời gian, tuổi tác nên rất khó tránh khỏi.
Sự lắng đọng canxi do thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi cũng dễ dẫn tới hình thành gai xương. Thoái hóa gây mất đến 80% nước trong sụn và làm biến đổi một số chất gây hiện tượng canxi hóa. Canxi thừa này chính là những chiếc gai không mong muốn.
Chấn thương xương khớp hay cột sống cũng là yếu tố để cột sống của bạn dễ rộng thêm. Khi chấn thương xảy ra, cơ thể hình thành tạo phản ứng sửa chữa nơi bị thương. Trả công cho phản ứng này là những gai xương hình thành.
Cách điều trị bệnh gai cột sống hiệu quả
Hiện nay có nhiều trường hợp mắc bệnh gai cột sống và cách điều trị bệnh tập trung hạn chế triệu chứng bệnh. Có thể áp dụng các biện pháp điều trị như châm cứu, vật lý trị liệu, điều trị bảo tồn kết hợp dùng thuốc, uống thuốc nam và phẫu thuât. Tuy nhiên cũng tùy vào từng tình trạng bệnh để có cách điều trị hợp lý nhất.
Ngoài ra, cũng nên hỗ trợ điều trị tại nhà bằng các cách sinh hoạt và vận động thật hợp lý để bệnh mau chóng bình phục.
Cách phòng ngừa gai cột sống
Gai cột sống là một quá trình lão hóa tự nhiên theo thời gian, tuổi tác nên rất khó tránh khỏi. Tuy nhiên nhiều người có gai cột sống nhưng không đau và khỏe mạnh nhờ họ có chế độ dinh dưỡng hợp lý, biết giữ cho cột sống khỏe.
Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là các chất giàu canxi. Canxi là một nguyên tố chính yếu cấu thành xương, mỗi ngày cơ thể cần khoảng 1.200 mg canxi.
Thức ăn chứa nhiều calci như sữa, các sản phẩm từ sữa – đây là nguồn thực phẩm giàu canxi và dễ hấp thu nhất. Ngoài ra còn kể đến các loại rau xanh, các loại thủy sản như tôm cua, các loại cá nhỏ để ăn nguyên xương cũng cung cấp một lượng canxi đáng kể.
Giảm cân nếu béo phì để giảm chịu lực của cột sống.
Tập thể dục đặc biệt là các động tác cử động vùng cột sống cổ và vùng cột sống thắt lưng. Tập thể dục buổi sáng 10-15 phút với các bài tập thở, thực hiện các động tác vận động các phần cột sống về tất cả các hướng.
Tránh những môn thể thao quá sức chịu đựng bình thường của mình (như cử tạ quá nặng, gymnastics: vận động quá khó), nên chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, tập aerobic, yoga.