Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Y tế Delbrucke ở Đức nhận thấy lúc đầu thực phẩm mặn làm tăng cơn khát song về lâu về dài, những người ăn mặn uống ít nước hơn và họ than đói bụng.
Ăn mặn làm tăng cơn đói bụng do lúc này nhu cầu nạp năng lượng của cơ thể cao hơn.
Chúng ta lâu nay thường nghĩ rằng ăn mặn sẽ khát nước nhiều. Thế nhưng, nghiên cứu được công bố trên chuyên san The Journal of Clinical Investigation cho kết quả bất ngờ: các loại thực phẩm mặn lại… giảm khát nước song làm tăng cơn đói bụng do lúc này nhu cầu nạp năng lượng của cơ thể cao hơn.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Y tế Delbrucke ở Đức nhận thấy lúc đầu thực phẩm mặn làm tăng cơn khát song về lâu về dài, những người ăn mặn uống ít nước hơn và họ than đói bụng.
Nguyên nhân theo các nhà khoa học Đức là do muối thiết lập cơ chế giữ nước trong thận.
Nghiên cứu cho thấy muối ở trong nước tiểu trong khi nước di chuyển trở lại vào thận và cơ thể. Quá trình đào thải muối làm hao tốn nhiều năng lượng nên khiến cơ thể mau đói.
Do đó, bớt lượng muối hấp thụ mỗi ngày có thể đẩy lùi đáng kể nguy cơ bị đói bụng cũng như giảm nguy cơ mắc một số bệnh khác như bị cao huyết áp, đau tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ và suy thận.
Một trong những cách dễ nhất để giảm lượng muối là nấu ăn nhạt đi và theo thời gian, bạn sẽ cảm giác ít thèm vị mặn hơn.