Cũng giống như bệnh viêm mũi dị ứng là do sự phản ứng quá mức của mũi với các tác nhân môi trường gây dị ứng, với bệnh hen phế quản thì do sự phản ứng quá mức của phổi và đường hô hấp gây nên tình trạng bị viêm .
Bệnh hen phế quản hay trong dân gian người ta thường gọi là bệnh hen suyễn nó là căn bệnh mãn tính làm cho bệnh nhân bị khó thở, cơn hen suyễn thường bộc phát khi gặp những tác nhân gây thu hẹp đường thở gây khó thở. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân và biểu hiện của bệnh hen suyễn như thế nào ?
Bệnh hen suyễn thường co các triệu chứng như sau:
– Bị ho
– Thở khò khè
– Khó thở
– Cảm giác bị tức ngực
Cũng giống như bệnh viêm mũi dị ứng là do sự phản ứng quá mức của mũi với các tác nhân môi trường gây dị ứng, với bệnh hen phế quản thì do sự phản ứng quá mức của phổi và đường hô hấp gây nên tình trạng bị viêm .
Cho tới nay, thì các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây bệnh hen suyễn. Tuy nhiên thì người ta vẫn có thể ước tính được 1 vài nguyên nhân gây ra bệnh như:
– Liên quan đến yếu tố gia đình: Nếu một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình có cha mẹ không bị hen suyễn thì nguy cơ bị bệnh hen suyễn là rất thấp chỉ khoảng 10%, nguy cơ mắc hen suyễn sẽ tăng lên đến 25% nếu một trong hai người cha hay mẹ bị hen suyễn và tăng lên tới 50% nếu cả cha lẫn mẹ bị hen suyễn.
– Liên quan đến cơ địa dị ứng: Những người bị chàm, nổi mề đay, viêm mũi dị ứng hoặc mắc những bệnh dị ứng khác… thì sẽ có nguy cơ bị hen suyễn. Khi gặp các tác nhân gây kích thích đường hô hấp và dẫn đến co thắt phế quản thì bệnh nhân hen suyễn sẽ dễ bị tái bệnh.
– Tiếp xúc với khói thuốc lá hay khói tạo ra bởi củi đốt.
– Ở môi trường có không khí bị ô nhiễm.
– Tác nhân kích thích đường hô háp khác ví dụ như nước hoa hay chất tẩy rửa.
– Các chất kích thích đường hô hấp tại nơi làm việc.
– Các chất gây dị ứng ví dụ như mọt, bụi nhà hay lông súc vật.
– Bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, ví dụ như cảm cúm, bệnh viêm xoang hay viêm phế quản.
– Thời tiết lạnh, khô.
– Cảm xúc hưng phấn hay stress.
– Vận động quá nhiều.
– Trào ngược dịch dạ dày hoặc còn được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Thường thì người bệnh phải sống chung với bệnh hen suyễn cả đời nhưng bạn có thể hạn chế các tác nhân gây hen suyễn nhằm giảm tối thiểu cơn hen bột phát bằng cách ăn uống hoặc sinh hoạt hàng ngày. Bạn có thể tập các bài tập thể dục nhẹ hay tập những kỹ thuật thở đúng như Yoga, điều đó rất có lợi cho những người bị bệnh hen suyễn.