Khi bị trật khớp, nên nhờ người giúp đỡ, cố gắng hạn chế tối đa vận động để tránh làm cho vết thương nặng hơn, khiến cho việc điều trị có thể khó khăn hơn. Bạn nên cố định vết thương.
Bong gân, trật khớp là một trong những dạng chấn thương thường gặp trong cuộc sống. Chúng ta có thể bất ngờ gặp phải tình trạng này do các vấn đề về vận động, sinh hoạt, các hoạt động thể thao,… Một số kỹ thuật sơ cứu dưới đây rất cần thiết mà bạn nên nắm qua để có thể xử trí khi gặp phải những tình trạng bong gân không mong muốn này.
Những ai dễ bị bong gân, trật khớp
Một số người có thể gặp phải các vấn đề bong gân, trật khớp trong cuộc sống như:
Người cao tuổi, bắt đầu có các vấn đề xương khớp.
Những bệnh nhân vận động mạnh, công việc nặng nhọc, thường chơi thể thao với cường độ cao.
Những bệnh nhân có tiền sử mắc các vấn đề về bệnh xương khớp.
Làm sao để nhận biết bong gân trật khớp
Để nhận biết nhanh tình trạng bong gân, trật khớp, bạn có thể nhận biết các triệu chứng sau:
Cơn đau dữ dội vùng khớp.
Khi đau có thể kèm theo tình trạng thâm tím.
Cơn đau ảnh hưởng đến việc di chuyển gây ra nhiều khó khăn.
Có tình trạng tụ máu, sưng, phù nề,…
Các tổn thương này tương đối dễ nhận biết khi quan sát, kèm theo sưng và cơn đau đặc trưng. Khi có các tình trạng trên, bạn cần nhanh chóng xử lí để tránh những tổn thương trở nên nặng hơn.
4 bước xử lý khi bị trật khớp
Khi bạn hoặc người thân bị trật khớp, bạn cần giữ bình tĩnh và cố gắng chú ý theo 4 bước xử lý dưới đây:
1.Chú ý không nên cử động
Khi bị trật khớp, nên nhờ người giúp đỡ, cố gắng hạn chế tối đa vận động để tránh làm cho vết thương nặng hơn, khiến cho việc điều trị có thể khó khăn hơn. Bạn nên cố định vết thương.
2.Làm giảm cơn đau tại chỗ
Các phương pháp giảm đau tại chỗ thường được áp dụng phổ biến nhất là dùng dầu nóng, các biện pháp chườm lạnh, chườm nóng để giúp vết thương giảm đau tạm thời. Ngoài ra bạn không nên tự ý nắn, bóp, chỉnh vết thương nếu như không có các kiến thức chuyên môn vì có thể khiến tổn thương nặng hơn, đôi khi còn gây đau đớn dữ đội.
3.Giữ cố định và nẹp vết thương
Cố định và nẹp vết thương là biện pháp để giúp cho tình trạng thương tổn không chuyển nặng. Tốt nhất bạn nên nhờ người có chuyên môn thực hiện hoặc đến các cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất.
4.Nghỉ ngơi, hạn chế vận động
Trong quá trình chờ phục hồi vết thương, tốt nhất bạn nên tránh những vận động không cần thiết có thể gây ảnh hưởng đến vết thương ở khu vực bị bong gân, trật khớp. Nếu trong quá trình chờ hồi phục có các vấn đề đi kèm như đau nhức bất thường, tê bì chân ta, sốt,… cần báo với bác sĩ ngay để có những chỉ định và can thiệp cần thiết.