Tại hội nghị, bác sĩ Dương thông tin người có các chứng tiền đái tháo đường cao hơn gấp 3 lần so với người đã mắc bệnh. Khoảng 50% trường hợp không biết mình đã mắc tiểu đường, chỉ nhập viện khi có biến chứng nặng.
Ở Việt Nam, cứ 20 người Việt trưởng thành sẽ có một người mắc bệnh đái tháo đường.
Bác sĩ Phan Hướng Dương, Phó giám đốc Bệnh viện Nội tiết trung ương, cho biết thông tin trên trong buổi lễ ký kết hợp tác giữa Hội Nội tiết sinh sản vô sinh TP.HCM, Bệnh viện Nội tiết trung ương và văn phòng đại diện Merck.
Đây là dự án đào tạo y khoa trực tuyến và chương trình đào tạo kiến thức y khoa cho các bác sĩ tuyến tỉnh. Mục tiêu buổi ký kết là phổ cập kiến thức liên tục cho các y bác sĩ trong lĩnh vực phòng, điều trị và kiểm soát tốt bệnh tiểu đường cũng như các bệnh mạn tính trong cộng đồng từng địa phương.
Tại hội nghị, bác sĩ Dương thông tin người có các chứng tiền đái tháo đường cao hơn gấp 3 lần so với người đã mắc bệnh. Khoảng 50% trường hợp không biết mình đã mắc tiểu đường, chỉ nhập viện khi có biến chứng nặng.
Năm 2013 cả nước có gần 3.300 ca tiểu đường trong độ tuổi từ 20-79, dự báo đến năm 2035 con số này sẽ tăng lên gần 6,4 triệu ca. Năm 2015 ước tính nước ta có khoảng 54.000 trường hợp tử vong có liên quan đến đái tháo đường.
Chuyên gia lo ngại độ tuổi mắc bệnh đái tháo đường type 2 đang ngày càng trẻ hóa do nhiều nguyên nhân liên quan đến lối sống và môi trường. Trước đây, bệnh chỉ gặp những người từ 45 tuổi trở lên. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là lối sống ít vận động, ăn uống thừa chất dẫn đến thừa cân, béo phì và rối loạn chuyển hóa.
Bác sĩ Dương khuyến cáo người dân cần nâng cao nhận thực để phòng ngừa, phát hiện bệnh sớm. Đồng thời, ngành y tế cần phải chuyển giao kỹ thuật, điều trị, tầm soát bệnh đái tháo đường cho các bác sĩ tuyến tỉnh, vùng sâu, vùng xa