Sỏi có thể làm tắc nghẽn đường tiểu, tồn đọng nước tiểu, gây viêm nhiễm, lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa đường tiểu và giảm chức năng co bóp đường tiểu gây nên các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản gây ra suy thận.
Sỏi thận là bệnh thường gặp, không quá nguy hiểm nhưng nếu để lâu ngày có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm hoặc nếu điều trị sai cách thì thậm chí có thể dẫn đến suy thận.
Điều trị sỏi thận sai lầm gây suy thận ( ảnh minh họa)
Sỏi thận là gì?
Sỏi thận hay sạn thận, sỏi đường tiết niệu là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Sỏi thận có thể nhỏ hoặc lớn đến vài cm. Nếu sỏi thận nhỏ, có thể tự đẩy ra ngoài theo đường tiểu. Nhưng nếu sỏi lớn, viên sỏi di chuyển cọ xát vào đường niệu có thể gây ra những cơn đau lưng, tiểu ra máu. Nếu sỏi thận bị kẹt trong cuống đài thận, gây bế tắc, làm giãn nở và tạo ra áp lực tác động lên dây thần kinh thận và vỏ thận gây ra cơn đau quặn thận…Sỏi có thể làm tắc nghẽn đường tiểu, tồn đọng nước tiểu, gây viêm nhiễm, lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa đường tiểu và giảm chức năng co bóp đường tiểu gây nên các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản gây ra suy thận.
Suy thận do uống thuốc nam sai cách
Hầu như các người bệnh sỏi thận đều từng tự ý uống thuốc hoặc mua thuốc nam từ các thầy lang để uống mà không qua bất cứ xét nghiệm gì cả. Tuy nhiên, cần phải biết rằng, thuốc Nam không rõ nguồn gốc và chất lượng có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn và thậm chí gây ra suy thận kèm theo suy gan, suy đa tạng. Ngoài ra, tự mình sắc thuốc có thể sai quy trình, không đúng nhiệt độ và liều lượng, … cũng là yếu tố gây nguy hiểm cho người bệnh.
Vì vậy, nếu muốn sử dụng thuốc nam để điều trị trong trường hợp sỏi nhỏ thì cũng cần phải có sự tư vấn, chỉ định của dược sỹ, bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.
Tỷ lệ mắc sỏi thận tăng cao do mắc phải các sai lầm sau:
Cho rằng sỏi thận chỉ xảy ra ở người lớn. Chính suy nghĩ này dẫn đến việc bỏ qua triệu chứng sỏi thận ở trẻ nhỏ, …dẫn đến biến chứng nguy hiểm
Sỏi nhỏ không cần điều trị: đa phần đều đợi sỏi to rồi đi tán sỏi cho tiện. Tuy nhiên, sỏi càng to biến chứng càng cao, chi phí điều trị cũng tốn kém hơn.
Sỏi không tái phát – điều này hoàn toàn sai lầm, thống kê cho thấy 50% tỷ lệ sỏi tái phát sau phẫu thuật vì vậy bạn vẫn phải đi khám định kỳ để kịp thời can thiệp, xử lý khi sỏi thận to lên.
Không bù nước kịp thời khi ra nhiều mồ hôi gây sỏi thận: điều này có thể là nguyên nhân gián tiếpgây sỏi thận, việc thiếu nước khi ra nhiều mồ hôi khiến cơ thể ít đi vệ sinh, tạo cơ hội hình thành sỏi.
Kiêng ăn thức ăn chứa canxi và oxalat: Quan niệm sai lầm cho rằng việc tránh hoàn toàn lượng canxi ăn vào giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận có thành phần là canxi. Tuy nhiên các nghiên cứu chứng tỏ răng chế độ ăn nhiều canxi dường như không làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận. Điều này có nghĩa là một người khoẻ mạnh không nên kiêng ăn canxi hoàn toàn để phòng ngừa sỏi thận.