Hoa mắt chóng mặt là biểu hiện của bệnh gì ?

Chóng mặt có thể không phải là triệu chứng đầu tiên của một cơn đột quỵ, nhưng nếu đi kèm với một số thay đổi như đau đầu, thị lực giảm hoặc nghẹn khó nói thì bạn cần phải gọi cấp cứu ngay lập tức.

Khi bị hoa mắt chóng mặt, có thể bạn sẽ nghĩ đến thiếu máu hoặc liên quan đến huyết áp. Tuy nhiên, còn có nhiều trường hợp bệnh khác liên quan đến hiện tượng này.

Mất nước hoặc quá nóng

chong mat la benh gi tieudungplus 1 Hoa mắt chóng mặt là biểu hiện của bệnh gì ?

Nếu như cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết sẽ gây ra hiện tượng mất điện giải và chứng hoa mắt chóng mặt. Trong thời tiết nóng nực, làm việc hay luyện tập quá sức hoặc quên không ăn uống do bận rộn cũng có thể gây hoa mắt chóng mặt.

Nếu thấy mọi thứ quay cuồng, người đảo điên thì nên uống thêm nước ngay lập tức, nhất là nước cam vì nó cung cấp đường cho cơ thể. Khi bị mất nước do quá nóng, lượng đường huyết sẽ giảm mạnh, vì vậy nước trái cây được xem là giải pháp hoàn hảo nhất.

Nếu tình trạng mệt mỏi, kiệt sức kéo dài thì bạn nên đi khám bác sĩ bởi đây là dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng.

Dùng thuốc

Nếu như bạn đang dùng thuốc theo toa thì có thể chứng hoa mắt chóng mặt là một trong những tác dụng phụ. Ví dụ như thuốc hạ đường huyết có thể gây ra chứng chóng mặt. Hãy khảo kiến bác sỹ để dừng hoặc chuyển sang các loại thuốc khác.

Bệnh BPPV (Benign Paroxysmal Positional Vertigo)

Đây là bệnh chóng mặt lành tính phổ biến. Khi bạn rời khỏi giường đột ngột hoặc ngồi lâu và đứng lên mà không khởi động các khớp chân tay thì các mảng tiểu cầu sẽ tích tụ ở tai trong gây ra hiện tượng này.

Khi bạn càng cao tuổi thì rủi ro mắc bệnh BPPV càng cao, nhất là nhóm người trên 50 tuổi. Ở trường hợp này, bạn nên thử một số biện pháp như chỉnh lại tư thế đầu cổ hay đến bệnh viện để điều hòa tinh thể canxi ở tai trong.

Nếu không đạt hiệu quả có thể áp dụng các giải pháp khác như thuốc chống nôn và một số bài tập để cân bằng trạng thái cơ thể.

Đột quỵ

Chóng mặt có thể không phải là triệu chứng đầu tiên của một cơn đột quỵ, nhưng nếu đi kèm với một số thay đổi như đau đầu, thị lực giảm hoặc nghẹn khó nói thì bạn cần phải gọi cấp cứu ngay lập tức.

Bác sĩ sẽ kiểm tra nguy cơ đột quỵ, tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán dạng đột quỵ mắc phải, bác sỹ sẽ kê đơn dùng thuốc để làm loãng máu, khử cục máu đông và dùng thuốc hạ huyết áp.

Thiếu máu

Sự thiếu hụt sắt trong cơ thể gây suy giảm năng lượng kéo theo tình trạng mệt mỏi triền miên. Cách tốt nhất là bổ sung sắt từ thực phẩm hàng ngày hoặc xét nghiệm máu để biết số lượng, chất lượng hồng cầu và mức độ thiếu máu.

Rối loạn tai trong

Những người trong độ tuổi 40 – 50 có nguy cơ mắc bệnh này. Người bị hoa mắt chóng mặt còn xuất hiện cả tình trạng ù tai, thính lực giảm, hoặc cảm giác áp lực đau trong tai, có cảm giác buồn nôn.

Người bị bệnh này thường chóng mặt trong vòng 20 – 4 giờ. Bệnh rối loạn tai trong không thể chữa khỏi, nhưng các triệu chứng của nó có thể được kiểm soát bằng cách dùng thuốc lợi tiểu, giảm ăn muối, kiêng những thức ăn có chứa cafein như cà phê, trà hay sôđa.

Hạ đường huyết

Khi bị tụt đường huyết cũng có thể gây hoa mắt chóng mặt. Ngoài gây chóng mặt, bệnh nhân tiểu đường cũng có thể bị hoa mắt do có quá nhiều hoặc quá ít insulin.

Ở người không mắc bệnh tiểu đường, nếu làm việc quá sức hoặc luyện tập quá nhiều, không ăn uống phù hợp cũng gây hạ đường huyết và chóng mặt. trong trường hợp này nên bổ sung đường nhanh bằng uống một ly nước cam hoặc ăn bánh mì nướng, ăn một thanh kẹo.

Những thực phẩm này có thể bổ sung đường, hạn chế hiện tượng tụt đường huyết và có tác dụng giảm bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *