Khảo sát cho thấy nguồn đạm từ cá, sữa, trứng, thịt gia cầm hoặc đạm thực vật không làm nguy cơ bị ESRD tăng cao so với thịt đỏ. Trên thế giới hiện có khoảng 500 triệu bệnh nhân suy thận mãn và nhiều người trong số này đã phát triển thành ESRD.
Khảo sát của các nhà khoa học tại ĐH Quốc gia Singapore mới được công bố trên tạp chí của Hội Thận học Mỹ nêu thêm khả năng tác hại từ việc dùng nhiều thịt đỏ là nguy cơ dễ phát triển bệnh suy thận mãn.
Nhóm nghiên cứu đã thu thập dữ liệu của 63.000 người từ 45 đến 74 tuổi, theo dõi họ trong hơn 15 năm và nhận thấy trong số này có 951 người bị bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD) qua thời gian nói trên. ESRD là hậu quả nghiêm trọng của bệnh suy thận mãn thường đòi hỏi phải lọc máu ngoài thận (chạy thận nhân tạo) hoặc ghép thận. Họ phát hiện những người dùng thịt đỏ nhiều nhất có nguy cơ bị ESRD cao hơn 40% so với những người dùng ít thịt đỏ nhất.
Giới y tế khuyến cáo thịt đỏ không lành mạnh bằng nguồn đạm từ thực phẩm khác. Ảnh: ZEE NEWS
Khảo sát cho thấy nguồn đạm từ cá, sữa, trứng, thịt gia cầm hoặc đạm thực vật không làm nguy cơ bị ESRD tăng cao so với thịt đỏ. Trên thế giới hiện có khoảng 500 triệu bệnh nhân suy thận mãn và nhiều người trong số này đã phát triển thành ESRD.
Mặt khác, Viện Nghiên cứu ung thư Mỹ khuyến cáo mỗi người không nên dùng hơn 510 g thịt đỏ/tháng do nguy cơ liên quan với nhiều dạng ung thư nhất là ung thư dạ dày. Một nghiên cứu được công bố trên tờ JAMA hồi năm 2012 ghi nhận 23.926 ca tử vong tình nghi liên quan với việc dùng nhiều thịt đỏ và kết luận rằng thịt đỏ làm tăng tỉ lệ tử vong do bệnh tim mạch và ung thư.