Nhiễm trùng đường tiêu hóa cũng hay gặp ở bệnh nhân ăn phải thực phẩm như thịt, cá có chứa độc tố của tụ cầu. Tụ cầu khi nấu chín sẽ bị tiêu diệt nhưng độc tố chúng tiết ra đã ngấm vào thực phẩm, gây tiêu chảy.
Nhiễm trùng đường tiêu hóa xuất phát từ thói quen ăn uống. Nếu không được chữa trị sớm, bệnh tình trở nên trầm trọng hơn, thậm chí có khả năng bùng phát thành đại dịch.
Người mắc các chứng bệnh này thường có biểu hiện sốt, đau bụng, tiêu chảy…
Thức ăn bẩn hoặc chưa được nấu chín thường chứa khuẩn salmonella gây ngộ độc khi chúng ta ăn. Đây là nguyên nhân gây ra nhiều vụ ngộ độc tập thể.
Nhiễm trùng đường tiêu hóa cũng hay gặp ở bệnh nhân ăn phải thực phẩm như thịt, cá có chứa độc tố của tụ cầu. Tụ cầu khi nấu chín sẽ bị tiêu diệt nhưng độc tố chúng tiết ra đã ngấm vào thực phẩm, gây tiêu chảy.
Vi khuẩn clostridium là căn nguyên thứ 3 gây nhiễm trùng đường tiêu hóa. Chúng ưa môi trường không có ôxy nên hay xuất hiện ở thịt hộp, đồ hộp. Theo Chuyên gia, độc tố vi khuẩn clostridium không chỉ gây tiêu chảy mà còn dẫn đến liệt cơ.
Ngoài ra, rau sống không được sạch do tưới bằng nước bẩn, phẩn tươi sẽ truyền vi khuẩn E.coli, giun sán.Còn trong môi trường nước bẩn, các bệnh gây dịch lớn như tả, lỵ, thương hàn rất dễ bùng phát.
Thế giới cũng ghi nhận bệnh do vi khuẩn listeria dù tương đối hiếm gặp. Chúng thường gây bệnh ở người có sức đề kháng yếu như phụ nữ có thai (đặc biệt 3 tháng cuối thai kỳ), trẻ sơ sinh. Bệnh thường có tính rải rác, nhưng đôi khi có thể thành dịch nếu ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn, đặc biệt là thực phẩm sữa bò không thanh trùng.
Cách chuyên gia cảnh báo các khuẩn luôn ẩn chứa trong thức ăn. Chúng có thể gây nhiễm trùng đường tiêu hóa cấp hoặc trường diễn. Nếu không được điều trị, chúng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như liệt cơ, tay chân, xuất huyết, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
Vì vậy, cần giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ mắc bệnh.