Bệnh viêm tai ngoài tiến đến giai đoạn ác tính khó chữa, gây tử vong cao. Ở trường hợp điều trị muộn, kháng sinh chỉ ngăn không cho quá trình viêm tiếp tục lan tới các dây thần kinh sọ chưa bị tổn thương, còn các dây thần kinh hỗn hợp khác khi đã bị liệt rồi thì khó có thể hồi phục được.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai ngoài có rất nhiều. Dưới đây là những hiểu biết nhất định về nguyên nhân căn bệnh này, từ đó bạn có thể phòng tránh bệnh một cách tốt nhất.
Nguyên nhân gây bệnh viêm tai ngoài
– Bơi lội nhiều hoặc tắm gội ở những nơi mà nước sông hồ bị nhiễm bẩn là một trong những nguyên nhân hay gặp nhất của bệnh viêm tai ngoài. Do mọi người không biết cách hoặc không nghĩ khi bơi nước còn động lại trong tai khiến tình trạng ẩm ướt trong ống tai gây ra nguy cơ vi khuẩn, nấm xâm nhập.
– Nhiều người có thói quen vệ sinh tai thường xuyên bằng tăm bông cũng dễ bị viêm ống tai ngoài. Vì đầu tăm bông cọ sát nhiều lần sẽ gây tổn hại lớp da ống tai, đồng thời làm cho ráy tai và chất bẩn kẹt vào sâu bên trong. Sự tích tụ chất bẩn lâu ngày sẽ tạo điều kiện phát triển vi khuẩn và nấm.
Ảnh minh họa
– Nhiều người thường có thói quen ra ngoài hiệu cắt tóc ven đường ngoáy tai bằng dụng cụ không được khử khuẩn, ngoáy tai bằng dụng cụ sắc nhọn gây trầy xước da ống tai… Ngoài ra, những người bị dị ứng các hoá chất kích thích tai như keo xịt tóc, thuốc nhuộm tóc, các loại hóa chất vô tình nhiễm phải…
– Những người mắc bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, vẩy nến, chàm, dị ứng, viêm da tiết bã…
Vậy, bệnh viêm tai ngoài có nguy hiểm không?
Nhìn chung bệnh viêm tai ngoài có thể chữa khỏi và không gây biến chứng nguy hiểm gì cho người bệnh nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, bệnh nếu không chữa trị kịp thời, có thể xảy ra biến chứng viêm tai ngoài hoại tử hoặc ác tính – một tình trạng rất nguy hiểm, đe dọa mạng sống.
Bệnh viêm tai ngoài tiến đến giai đoạn ác tính khó chữa, gây tử vong cao. Ở trường hợp điều trị muộn, kháng sinh chỉ ngăn không cho quá trình viêm tiếp tục lan tới các dây thần kinh sọ chưa bị tổn thương, còn các dây thần kinh hỗn hợp khác khi đã bị liệt rồi thì khó có thể hồi phục được.
Biến chứng khác là nổi nhọt trong lòng ống tai, thường do vi trùng S.aureus. Nhọt có khi to, chứa mủ bên trong và cần được rạch. Viêm tai ngoài cấp tính có thể không hết hẳn, nhưng biến chuyển thành một tình trạng nhiễm trùng và viêm nhẹ mạn tính.
Các đối tượng dễ bị viêm tai ngoài ác tính là những người bị đái tháo đường, nhiễm HIV hoặc người già suy nhược, những người suy giảm hội chứng miễn dịch.