Tác nhân gây ra phần lớn dị ứng thật khó tin lại là con này


Một con mạt nhà có thể cho ra 20 hạt phân mỗi ngày và đây mới chính là nguyên nhân gây ra phản ứng dị ứng. Phân của mạt nhà rất nhỏ và nhẹ hơn bụi nhà, bay lơ lửng trong không khí, nên mọi người dễ dàng hít vào trong phổi gây cơn hen suyễn cho người khi hít phải, nhất là ở trẻ em.

Mạt nhà là một loài mạt thuộc lớp hình nhện, kích thước rất nhỏ khoảng 1/4 mm mắt thường con người không thể nhìn thấy được, mạt nhà là tác nhân gây ra phần lớn trường hợp bị dị ứng .

mat bui nha ngoisaovn 1 ngoisao.vn  Tác nhân gây ra phần lớn dị ứng thật khó tin lại là con này
Hình ảnh con mạt nhà

Một số loài sống trong các loại thực phẩm tồn trử trong kho như hạt, trái, sản phẩm từ sữa, bột, lúa mì…có thể gây viêm da tiếp xúc và dị ứng hô hấp cho người. hai trường hợp này do tiếp xúc nhiều lần với mạt, nhất là tiết của chúng. Các trường hợp tổn thương như :

– Viêm da của người làm bánh mì, người bán thực phẩm, người làm va-ni, người phôi khô trái cây, do tiếp xúc lúa mì, sản phẩm dừa khô.

– Dị ứng hô hấp do Blomia tropicalis, Dermatophagoides pteronyssus, D.farinae có nhiều trong bụi bặm trong nhà.

Con mạt nhà thường sống ở đâu?

Mạt nhà kích thước khoảng 1/4 mm, hay thường sống trong chủ yếu trong bụi nhà, và những nơi như kho lương thực, nhà bếp, đặc biệt là giường ngủ, trên chăn, màn, chiếu, gối nệm, thảm len và những đồ chơi trẻ em có lông (thú bông, thú nhồi bông…). Một chiếc nệm có thể chứa đến 2 triệu con mạt nhà.

Ngoài ra mạt nhà cũng hay gặp ở những nơi thiếu vệ sinh hoặc ở nơi sống tập thể, không giặt giũ thường xuyên chăn mền, drap trải giường

Mạt nhà sinh sống bằng lớp da bong của vảy người và thực phẩm mốc meo, ở nhiệt độ 25-30 oC và độ ẩm khoảng 75%-85% rất thuận lợi cho mạt nhà sinh sản.

Một con mạt nhà có thể cho ra 20 hạt phân mỗi ngày và đây mới chính là nguyên nhân gây ra phản ứng dị ứng. Phân của mạt nhà rất nhỏ và nhẹ hơn bụi nhà, bay lơ lửng trong không khí, nên mọi người dễ dàng hít vào trong phổi gây cơn hen suyễn cho người khi hít phải, nhất là ở trẻ em.

Tác hại của con mạt nhà là gì?

Mạt nhà gây mẩn ngứa da nổi mày đay dị ứng, ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc và học tập. Ngoài ra dị ứng ngứa lâu ngày uống thuốc không bớt khiến lo lắng, khó chiu

Khám xét nghiệm phát hiện con mạt nhà ở đâu?

Hiện nay phòng khám ký sinh trùng Ánh Nga hợp tác thực hiện tất cả các xét nghiệm liên quan đến các loài mạt khiến con người bị dị ứng

Nhưng ai có thể bị dị ứng với con mạt nhà?

Mạt nhà nhà ai cũng có nhưng không phải ai cũng bị dị ứng với nó. Nhưng người có cơ địa dị ứng, hay nổi mày đay thường xét nghiệm máu bị dị ứng với mạt nhà, đặc biệt là loài mạt Blomia tropiclis

Khi bị dị ứng với mạt nhà phải làm sao?

Phòng tránh mạt nhà như thế nào?

Không thể tiêu diệt hoàn toàn con mạt nhà tuy nhiên, việc vệ sinh nhà ở, chủ yếu trong phòng ngủ là cách hữu hiệu nhất nhằm giảm thiểu tác động của chúng. Để phòng bệnh do mạt nhà gây ra cần thực hiện:

Phòng ngừa các loại mạt gây dị ứng trên chủ yếu là phải mặc đồ bảo hộ lao động khi làm việc kết hợp đeo khẩu trang, mang gang để tránh hít phải hoặc tiếp xúc mạt có trong các loại thực phẩm, thực phẩm khô… Sử dụng máy hút bụi trong nhà, không nên giũ ga giường, mền chiếu có thể làm mạt được tung vào không khí. Nên thường xuyên giặt và phơi nắng chăn mền, chiếu, ga giường.

– Tránh màn che, đồ chơi có lông, thảm, vải trải giường…

– Thường xuyên giặt đồ ngủ trong phòng và phơi nắng một lần/tuần

– Phòng ngủ nên thiết kế thoáng khí, có ánh mặt trời

– Bọc nhựa nệm, gối

– Hút bụi kỹ khắp nơi kể cả nệm, ghế salon 1 lần/tuần…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *