Triệu chứng nhận biết hội chứng ruột kích thích


Hội chứng ruột kích thích (IBS) không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng triệu chứng mà bệnh gây ra rất khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Hiện nay chưa có thuốc điều trị triệt để, vì vậy, người bệnh chỉ còn cách điều trị để có thể sống hòa bình với bệnh một cách thoải mái.

Tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng hội chứng ruột kích thích ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bạn.

Hội chứng ruột kích thích gây ra những cơn đau co thắt mạnh và khiến người bệnh thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, phân không ổn định, ăn uống không được thoải mái.

Hội chứng ruột kích thích (IBS) không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng triệu chứng mà bệnh gây ra rất khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Hiện nay chưa có thuốc điều trị triệt để, vì vậy, người bệnh chỉ còn cách điều trị để có thể sống hòa bình với bệnh một cách thoải mái.

nhung dieu it biet ve hoi chung ruot kich thich Triệu chứng nhận biết hội chứng ruột kích thích
Ảnh minh họa,

Theo các chuyên gia y tế Mỹ, trên thế giới khoảng 10-15% số người bị IBS, trong đó phụ nữ có khả năng bị IBS gấp đôi nam giới. Nguyên nhân là hormone estrogen và progesterone đều tăng và giảm trong chu kỳ kinh nguyệt. Hơn nữa, các triệu chứng IBS ở phụ nữ có thể khác bởi vì ngoài sự biến động của hormone, sự bùng phát IBS có thể bị ảnh hưởng bởi tình cảm và những vi khuẩn đường ruột.

Triệu chứng nhận biết

Đau bụng

Thường ở vùng hố chậu phải, tuy nhiên cũng có thể ở vùng hạ vị, vùng hạ sườn hai bên, vùng hố thắt lưng hoặc đau khắp ổ bụng. Theo một thống kê ở Mỹ cho thấy 20% đau vùng hạ vị; 20% đau bụng phía bên phải; 20% phía bên trái; 10% ở thượng vị và 10% ở các vị trí khác. Thâm chí có lúc có thể sờ thấy những u cục nổi lên dọc khung đại tràng. Tuy nhiên, tính chất đau rất khác nhau giữa các bệnh nhân: có cơn đau kiểu quặn thận, có kiểu đầy tức, kiểu như trướng hơi, kiểu bỏng rát hay kiểu xoắn vặn…đôi khi có những cơn đau dữ dội giống một bệnh lý ngoại khoa.

Táo bón

Người bệnh có cảm giác rất khó đi ngoài nên phải cố rặn, đại tiện không hết phân nên luôn có cảm giác muốn đi ngoài, thời gian đại tiện lâu. Phân cứng hoặc lổn nhổn, có chất nhày bám theo phân. Số lần đại tiện giảm, ≤3 lần/ ngày. Lúc đầu táo bón từng đợt, sau táo bón liên tục hơn và ngày càng kém đáp ứng về các thuốc nhuận tràng. Táo bón có thể xen kẽ với đi ngoài lỏng, sau một đợt táo bón là đi ngoài phân lỏng và ngược lại. Triệu chứng táo bón thường kèm theo cảm giác căng trướng bụng và đầy hơi.

Tiêu chảy

Phân không thành khuôn và kém độ kết dính, rất ít khi ỉa chảy nước với khối lượng phân không tăng (thường từ 200 – 300 ml/ ngày), hoặc phân thường có dấu hiệu đầu rắn, đuôi nát. Số lần đi ngoài nhiều: Ít nhất 3 lần / ngày, buộc phải đi ngoài ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng, có khi cảm giác muốn đi ngoài ngay sau khi ăn, ít khi đi ngoài vào ban đêm. Tiêu chảy thường kèm theo đau quặn bụng, sau khi đi ngòai triệu chứng đau giảm đi hoặc hết.

Cách chữa trị

Khi bị hội chứng ruột kích thích chúng ta thường chủ quan nên khiến bệnh kéo dài, không trị dứt điểm được và dễ biến chứng thành các bệnh đường ruột nguy hiểm:

Những sai lầm thường gặp trong việc chữa trị hội chứng ruột kích thích nhiều người gặp phải đó là chỉ chữa triệu chứng nên chỉ chữa được phần ngọn, chứ chưa chữa được nguyên nhân gốc rễ. Vì thế chỉ cần không cẩn thận, ăn những thức ăn lạ, tanh, tái, sống là bị đau bụng, đi ngoài.

Ngoài ra, đường ruột và não bộ có liên hệ mật thiết với nhau. Đường ruột còn được ví là não bộ thứ hai của con người, vì thế việc lo lắng căng thẳng khiến bệnh tình nặng hơn.

Người mắc hội chứng ruột kích thích có thể sống hòa bình với bệnh thoải mái, yên tâm bằng cách duy trì ổn định số lượng lợi khuẩn trong đường ruột, đặc biệt là lợi khuẩn Bifido. Loại lợi khuẩn chính này sẽ giúp cho giảm các cơn đau của hội chứng ruột kích thích và các triệu chứng về tiêu hóa. Đặc biệt, lợi khuẩn sẽ giúp tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng hiệu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *