Tử vong do viêm gan siêu vi đang tăng lên đến mức báo động

Việt Nam vẫn là quốc gia nằm trong vùng “điểm nóng” của dịch bệnh viêm gan

Một con số đáng kinh ngạc đã được báo cáo: viêm gan siêu vi làm 1,34 triệu người chết vào năm 2015 tương đương với số tử vong do cả lao và HIV cộng lại.

Trong khi tỉ lệ tử vong do bệnh lao và HIV đang giảm, số ca tử vong do viêm gan lại tăng lên.

Mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố Global Hepatits Report 2017. Các số liệu y tế của 163 quốc gia khuyến cáo rằng có khoảng 325 triệu người trên toàn thế giới đang nhiễm virútviêm gan b (HBV) hoặc nhiễm virút viêm gan C (HCV) mạn tính.
Bệnh nhân viêm gan siêu vi chưa tiếp cận điều trị

Lý do bệnh nhân viêm gan siêu vi tử vong là do hầu hết những bệnh nhân nhiễm virút viêm gan không được tiếp cận với những phương pháp kiểm tra và điều trị bệnh, hàng triệu người có nguy cơ tiến triển đến viêm gan mãn tính, ung thư và tử vong. Thật vậy, chỉ 9% số ca nhiễm HBV và 20% các ca nhiễm HCV được chẩn đoán vào năm 2015. Tỉ lệ bệnh nhân tiếp cận được với điều trị còn ít hơn nữa – 8% trong số những ngườiđược chẩn đoán bị nhiễm HBV đang điều trị và chỉ có 7% những người được chẩn đoán nhiễm HCV đã bắt đầu điều trị trong năm đó. Trong khi đó, theo WHO, 95% số người bị viêm gan C có thể được chữa khỏi hoàn toàn trong vòng 2 – 3 tháng.

bao dong viem gan 1 Tử vong do viêm gan siêu vi đang tăng lên đến mức báo động
Thế giới: viêm gan siêu vi làm 1,34 triệu người chết vào năm 2015

Báo cáo của WHO cho thấy gần 1,75 triệu người mắc mới HCV vào năm 2015, đưa tổng số người mắc bệnh viêm gan C trên toàn cầu lên đến 71 triệu người. Điều đáng mừng là số ca nhiễm mới HBV đang giảm nhờ việc tăng cường tiêm phòng vắcxin HBV ở trẻ em. Theo WHO trên thế giới, 84% trẻ em sinh năm 2015 đã nhận được 3 liều vắcxin viêm gan B, nhưng vẫn có khoảng 257 triệu người, chủ yếu là người lớn sinh ra trước thời kỳ vắcxin HBV, đang sống với bệnh viêm gan B mãn tính. Và Việt Nam vẫn là quốc gia nằm trong vùng “điểm nóng” của dịch bệnh viêm gan.

Tiến sĩ Margaret Chan, Tổng giám đốc WHO, cho biết: “Viêm gan siêu vi đang được công nhận là một thách thức lớn về sức khỏe cộng đồng đòi hỏi một phản ứng cấp bách”. Các thuốc điều trị viêm gan hiện nay cũng như tính hiệu quả không quá khác biệt so với thuốc gốc của các thuốc generic được cấp phép bán ở các quốc gia với thu nhập người bệnh còn thấp trong vùng “điểm nóng” được WHO đánh giá là những thành công bước đầu trong những vấn đề cấp bách của Chiến lược Y tế toàn cầu về viêm gan.

Nhiều hoạt chất đã bị loại vì kháng thuốc và không hiệu quả

Trước đó không lâu, tại Hội nghị Gan mật Thế giới 2017 (Amsterdam – Hà Lan) đã đánh dấu những cột mốc quan trọng trong đồng thuận mới của WHO và Hiệp hội Nghiên cứu Bệnh lý Gan châu Âu (European Association for the Study of the Liver – EASL) về chẩn đoán, điều trị cũng như cách quản lý các bệnh lý gan phổ biến hiện nay.

So với phiên bản trước đó năm 2012, bản đồng thuận mới nhất về phác đồ điều trị viêm gan B của Hiệp hội Nghiên cứu Bệnh lý gan châu Âu (EASL 2017 Clinical Practice Guidelines on the management of hepatitis B virút infection) có nhiều đổi mới về thuật ngữ y khoa cũng như phân chia các giai đoạn của viêm gan B mạn tinh. Đồng thời bản đồng thuần này cũng đã đưa ra những khuyến nghị về thuốc điều trị. Những hoạt chất Lamivudine, Adefovir và Telbivudine – đang được đưa ra khỏi danh sách các lựa chọn điều trị, vì chúng không có hiệu quả và dễ bị đề kháng thuốc.

Đặc biệt, lần đầu tiên hoạt chất Tenofovir alafenamide (TAF) đã được thêm vào phác đồ điều trị và khuyến cáo như là sự lựa chọn đầu tay (first-line agent) cho bệnh nhân nhiễm HBV cần điều trị. Nhiều nghiên cứu đã báo cáo về hiệu quả của TAF, cũng như ghi nhận tính an toàn cho thận và xương của TAF so với một số hoạt chất cũ hơn.
95% người bị viêm gan C có thể được chữa khỏi hoàn toàn trong vòng 2 – 3 tháng

Bác sĩ Kosh Agarwal của King’s College Hospital (London) phát biểu: “Thay vì chờ bệnh nhân viêm gan siêu vi sẽ bước đến những biến chứng là mắc bệnh thận hoặc bệnh xương, chúng ta nên giảm bớt gánh nặng cho bệnh nhân khỏi những bệnh này. Chúng ta cần phòng ngừa sự xuất hiện đồng thời của những bệnh lý kèm theo trong quá trình điều trị lâu dài bệnh viêm gan B mạn tính”.

Hiện nay Tenofovir alafenamide vẫn chưa có mặt tại Việt Nam, trong đó áp lực về giá cao chắc chắn sẽ là trở ngại cho việc tiếp cận thuốc mới.
Hy vọng mới cho một thế giới không viêm gan

Bên cạnh đó, đối với viêm gan C, nhiều báo cáo về những phát triển liên tục của các thuốc điều trị kháng virút trực tiếp DAA (direct acting antivirals) thế hệ mới đã đem lại hy vọng về một thế giới không viêm gan. Tuy nhiên với lý do chi phí điều trị các thuốc chính hang có giá thành quá cao mà các bệnh nhân tại các nước đang phát triển không thể chi trả nổi.

bao dong viem gan 2 Tử vong do viêm gan siêu vi đang tăng lên đến mức báo động

Vì vậy tại các quốc gia đang phát triển có tỉ lệ lưu hành bệnh viêm gan C lớn – trong đó có Việt Nam – các thuốc DAA loại generic (thuốc tương đương sinh học với biệt dược gốc về các tính chất dược động học và dược lực học) được cấp phép sử dụng.

Các báo cáo tại Hội nghị ILC 2017 đánh giá cao các nhóm thuốc genenric này do có tỉ lệ chữa khỏi tương tự tương đương trong các thử nghiệm lâm sàng so với thuốc gốc chính hãng, mở ra một lối thoát về gánh nặng kinh tế và điều trị hiệu quả cho những bệnh nhân bị viêm gan C. Đặc biệt qua những nghiên cứu mở, đa trung tâm báo cáo về tính an toàn và hiệu quả của thuốc DAA đầu tiên đã được FDA chấp thuận cho điều trị bệnh nhi viêm gan C trên 12 tuổi.

Ngoài ra, với những thông tin của một số nghiên cứu trước đây cho rằng các loại thuốc DAA điều trị viêm gan C có liên quan đến nguy cơ cao ung thư gan, 8 nghiên cứu được trình bày tại ILC 2017 đã đưa ra những bằng chứng ngược lại về nguy cơ tiềm ẩn này. Các chuyên gia đều đồng ý rằng không thể phủ nhận những ưu việt và hiệu quả vượt trội của các thuốc DAA so với những phác đồ điều trị viêm gan C trước đây, tuy nhiên những nguy hại và tác dụng phụ lâu dài của các thuốc DAA cần nhiều nghiên cứu theo dõi lâu dài hơn nữa.

Theo WHO, Việt Nam nằm trong 11 quốc gia có gần 50% gánh nặng do bệnh viêm gan mãn tính bên cạnh các quốc gia khác như: Ai Cập, Ấn Độ, Brazil, Indonesia, Mông Cổ, Myanmar, Nigeria, Pakistan, Trung Quốc, Uganda.
Còn 17 quốc gia khác có tỉ lệ bệnh viêm gan do virút lưu hành cao, chiếm 70% gánh nặng toàn cầu: Campuchia, Cameroon, Colombia, Ethiopia, Georgia, Kyrgyzstan, Morocco, Nam Phi, Nepal, Peru, Philippines, Sierra Leone, Tanzania, Thái Lan, Ucraina, Uzbekistan và Zimbabwe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *