Uống nước cam vào ban đêm sẽ dễ gây kết tủa canxi, do vitamin C giúp hấp thu canxi tốt hơn, nhưng vào thời điểm cơ thể cần nghỉ ngơi thì lưu lượng lọc thận suy giảm, uống nước cam trước khi ngủ lâu ngày sẽ gây ra đọng canxi thận, dễ dàng gây bệnh sỏi thận.
Lợi ích thực sự của cam còn tùy thuộc rất nhiều vào thời điểm mẹ cho con ăn hay uống nếu không có thể khiến con sỏi thận vì uống nước cam tươi sai cách.
Cam là một loại quả rất giàu vitamin A, các axit hữu cơ và các loại tinh dầu: isoamylic, geraniol, teryrineol… Nó có vị chua ngọt hài hòa, tính mật, thường được dùng để làm nước uống giải khác giúp long đờm, lợi tiểu và tăng cường sức đề kháng. Chính vì rất nhiều lợi ích như vậy nên mẹ nào cũng nghĩ càng cho con uống nhiều càng tốt và có thể uống bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, lợi ích thực sự của loại trái cây này còn tùy thuộc rất nhiều vào thời điểm mẹ cho con ăn hay uống nếu không có thể đem lại kết quả trái ngược như trường hợp của một bà mẹ tại Thẩm Quyến, Trung Quốc sau:
Uống nước cam sai cách, mẹ khiến con bị sỏi thận. Ảnh minh họa
Vì cả ngày tất bật ở văn phòng nên cô N. chỉ có thời gian buổi tối gần con nên cô rất quan tâm chăm sóc bồi bổ cho con mình. Cậu bé thường được mẹ cho uống nước cam để tăng sức đề kháng vào mỗi tối trước khi ngủ. Hoặc đôi khi cô Nương lại pha cam sữa để đổi khẩu vị cho con, cứ liên tục như thế cả năm trời.
Gần đây, con cô N. cứ hay than đau bụng dưới và khi đi khám bệnh, bác sĩ siêu âm, chẩn đoán rằng bé mắc sỏi thận. Khi nghe kể chuyện, bác sĩ đã vô cùng giận dữ vì thói quen uống nước cam sai cách chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận cho con.
Nước cam không phải muốn uống lúc nào cũng được!
Buổi sáng uống nước cam: Không có lợi do lượng đường trong cam khá cao, nếu trộn với thức ăn vào buổi sáng sẽ làm đường lên men, gây sình bụng, khó tiêu.
Buổi tối uống nước cam: Uống nước cam vào ban đêm sẽ dễ gây kết tủa canxi, do vitamin C giúp hấp thu canxi tốt hơn, nhưng vào thời điểm cơ thể cần nghỉ ngơi thì lưu lượng lọc thận suy giảm, uống nước cam trước khi ngủ lâu ngày sẽ gây ra đọng canxi thận, dễ dàng gây bệnh sỏi thận.
Không nên kết hợp cam với sữa vì protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong cam, nó không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn mà còn có thể gây ra tình trạng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy.. Như trường hợp của cô N. thường xuyên cho con uống nước cam tươi, nước cam với sữa buổi tối dẫn đến hệ quả nghiêm trọng.
Uống nước cam trước khi ngủ sẽ dễ bị hiện tượng trào ngược dạ dày do cam gây tăng axit dạ dày.
Nước cam còn dễ gây hư men răng nếu không vệ sinh kĩ răng miệng trước khi ngủ, do độ pH trong cam thấp và lượng đường của cam cũng khá cao.
Thời điểm tốt nhất để uống nước cam mà không lo hậu quả chính là lúc sau ăn 1 – 2 giờ vì khi đó bụng không no cũng không đói.