Viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người lớn chiếm tỷ lệ cao hơn trẻ em. Tuỳ theo vị trí khác nhau của viêm và loét mà có các tên gọi viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, viêm hay loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, loét tiền môn vị, loét tá tràng, viêm cả dạ dày và tá tràng.
Dạ dày thực hiện hai chức năng chính là nghiền thức ăn, thấm dịch vị và phân huỷ thức ăn nhờ độ a-xít cao và các enzyme tiêu hoá trong dịch vị
Viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh gặp ở mọi lứa tuổi
Viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người lớn chiếm tỷ lệ cao hơn trẻ em. Tuỳ theo vị trí khác nhau của viêm và loét mà có các tên gọi viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, viêm hay loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, loét tiền môn vị, loét tá tràng, viêm cả dạ dày và tá tràng.
Triệu chứng thường gặp là đau ở vùng trên (thượng vị), ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau từng cơn lúc đói hoặc vào ban đêm. Người bệnh có thể buồn nôn, đầy bụng, chậm tiêu. Khi ăn vào cơn đau có thể dịu đi. Chỉ uống thuốc dạ dày mới làm cơn đau giảm đi rõ rệt. Nếu người bệnh đi đại tiện thấy phân đen như bã cà phê, có mùi khắm thì có thể là đã bị chảy máu dạ dày. Còn có thể gây mất ngủ hoặc gián đoạn giấc ngủ, ngủ chập chờn về đêm.
Nguyên nhân viêm loét dạ dày – tá tràng là do lây nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori). Vi khuẩn này sống trên lớp niêm mạc của dạ dày và làm thủng niêm mạc để lộ ra thành dạ dày – tá tràng và từ đó gây viêm loét. Trong số người bệnh bị viêm loét dạ dày – tá tràng thì có tới 70 – 90% là do vi khuẩn này gây ra. Vi khuẩn này lây nhiễm qua thức ăn không sạch, qua bàn chảy đánh răng và nụ hôn. Trạng trái stress, căng thẳng, buồn phiền, giận dữ… sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật gây mất cân bằng cho chức năng dạ dày, tá tràng, làm tăng lượng acid HCl và pepsin, khiến cho huyết quản ở dạ dày, môn vị co thắt, tầng niêm mạc bảo vệ dạ dày bị thương tổn, hình thành nên các vết loét. No đói không đều cũng liên quan đến bệnh này. Khi đói a-xít và các enzym trong dạ dày ở nồng độ khá cao sẽ dẫn tới hiện tượng tự tiêu hoá niêm mạc.
Uống nhiều rượu cũng sẽ làm thương tổn dạ dày, gây ra xơ gan, viêm tuyến tuỵ mạn tính, từ đó làm cho dạ dày bị tổn thương nặng hơn.
Mục tiêu của điều trị loét dạ dày – tá tràng là chống các yếu tố gây loét bằng các thuốc kháng a-xít – trung hòa a-xít trong lòng dạ dày; các thuốc làm giảm bài tiết a-xít và pepsin – thuốc kháng histamin H2 và thuốc ức chế bơm proton; các thuốc diệt vi khuẩn HP – các thuốc kháng sinh, bismuth; các chất bảo vệ niêm mạc – sucralfat, misoprostol… Dùng các thuốc này theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
Đông y cũng có nhiều bài thuốc hay chữa viêm loét dạ dày – tá tràng với việc sử dụng các dược liệu như nha đam, nghệ đen, nghệ vàng, mật ong, lá mơ long, lá khôi… Điều trị theo chỉ định của các lương y giàu kinh nghiệm.