Mỡ màu be có tác dụng giống mỡ nâu nhiều hơn, giúp làm nóng các tế bào mỡ và đốt cháy calo, qua đó giúp giảm cân, chống béo phì hiệu quả hơn.
heo một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Cell Reports của Mỹ, các nhà khoa học đã tìm ra cách chuyển hóa mỡ trắng có hại thành mỡ nâu có lợi, mở ra hy vọng phát triển các phương pháp mới điều trị chứng béo phì.
Ảnh minh họa
Mỡ nâu xuất hiện ở gần vùng cổ và vai của con người, có chức năng đốt cháy calo (năng lượng do thức ăn mang lại) qua quá trình tạo nhiệt. Trong khi đó, mỡ trắng lại tích trữ calo và tạo thành mỡ ở vùng bụng, hông và bắp đùi.
Trong nghiên cứu trên, các nhà khoa học của Mỹ phát hiện ra rằng phong tỏa một loại protein có tên là PexRAP trong các tế bào mỡ trắng sẽ khiến mỡ trắng bắt đầu chuyển màu sang nâu và biến thành mỡ màu be- một loại mỡ trung gian giữa mỡ trắng và mỡ nâu. Mỡ màu be có tác dụng giống mỡ nâu nhiều hơn, giúp làm nóng các tế bào mỡ và đốt cháy calo, qua đó giúp giảm cân, chống béo phì hiệu quả hơn. Mỡ màu be được tìm thấy ở người trưởng thành vào năm 2015.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm ở chuột, theo đó tạo ra một chuỗi gene động vật không hình thành protein PexRAP ở các tế bào mỡ trắng của chúng. Những con chuột được thí nghiệm này có nhiều mỡ màu be hơn, gầy hơn cũng như đốt cháy lượng calo nhiều hơn so với các con chuột đồng lứa, cho dù chúng ăn cùng một lượng thực phẩm.
Hiện các nhà khoa học đang tìm cách vận dụng phương thức phong tỏa protein PexRAP trong các tế bào mỡ trắng ở người một cách an toàn để giảm cân dễ dàng hơn.