Thông thường những người mắc bệnh loãng xương thường có biểu hiện đau nhức xương khớp, tập trung chủ yếu vào phần đầu và các khớp của đốt xương như đầu ngón tay, ngón chân, đầu gối, khuỷu tay, bả vai, sống lưng… Cơn đau này thường âm ỉ, châm chích giống như có kim đâm chứ không đau dữ dội.
Những cơn đau nhức kèm theo hiện tượng chuột rút thường xuyên là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị loãng xương.+
1. Thường xuyên đau nhức
Thông thường những người mắc bệnh loãng xương thường có biểu hiện đau nhức xương khớp, tập trung chủ yếu vào phần đầu và các khớp của đốt xương như đầu ngón tay, ngón chân, đầu gối, khuỷu tay, bả vai, sống lưng… Cơn đau này thường âm ỉ, châm chích giống như có kim đâm chứ không đau dữ dội.
Đặc biệt, người bệnh thường có cảm giác đau nhiều vào lúc nửa đêm gần sáng. Những cơn đau thường kéo dài vài ngày đến vài tuần tùy theo mức độ loãng xương nặng hay nhẹ, dù bạn có nghỉ ngơi chúng cũng không hết.
Nhiều người bệnh thường bị đau ở phần cột sống, đau như thắt ngang cột sống hoặc lan sang một hoặc hai bên mạn sườn do kích thích các rễ thần kinh liên sườn. Đau cột sống thường kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống gây đau, giật cơ khi thay đổi tư thế. Lúc nằm yên, người bệnh thường thấy dễ chịu hơn.
2. Gù vẹo cột sống
Người mắc bệnh loãng xương theo thời gian các đốt sống thường bị lún, xẹp hoặc bị gãy lún do thiếu calci nên có hiện tượng gù hay vẹo cột sống. Biểu hiện thường gặp là người bệnh hay có cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh, hay bị chuột rút các khớp tay, chân, toàn thân ra nhiều mồ hôi. Người mắc bệnh loãng xương thường tập trung chủ yếu ở tuổi trung niên từ 35 tuổi trở lên.
Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh loãng xương thường có kèm theo các bệnh của người có tuổi như: béo phì, cao huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường…
3. Lùn đi theo thời gian
Loãng xương là căn bệnh diễn ra âm thầm, người ta thường ví bệnh giống như một tên ăn cắp thầm lặng, hằng ngày cứ lấy dần calci trong ngân hàng dự trữ xương của cơ thể. Khi có dấu hiệu lâm sàng, thường là lúc bạn đã bị biến chứng, cơ thể đã bị mất tới 30% khối lượng xương. Triệu chứng này xuất hiện một cách tự nhiên theo thời gian nên khiến nhiều người không để ý. Nhưng nếu so sánh ở một khoảng thời gian dài, người bệnh có thể dễ dàng phát hiện ra là mình đang lùn đi một cách đáng kể.
Trong vòng 10 năm, người bị loãng xương có thể giảm đi từ 2-5cm. Nguyên nhân là do thiếu calci nên các đầu khớp xương bị ăn mòn theo thời gian dẫn tới hiện tượng lùn đi. Ngoài ra, hiện tượng lùn đi này còn liên quan tới các chấn thương nhỏ mà người bệnh gặp phải như do va đập khi mang vác nặng, thường xuyên cúi người, làm việc không đúng tư thế.
4. Xuất hiện cơn đau cột sống
Thường biểu hiện bằng cơn đau cột sống cấp tính, khởi phát đột ngột, không lan, không có triệu chứng chèn ép thần kinh kèm theo. Đau giảm rõ khi nằm và giảm dần rồi biến mất trong vài tuần. Đau xuất hiện khi có một đốt sống mới bị xẹp, hoặc đốt sống ban đầu bị xẹp nặng thêm.
Sau các đợt đau cột sống cấp tính tương tự, dần dần, các đợt đau mới này sẽ xuất hiện trên nền đau cột sống mạn tính, do các rối loạn tư thế cột sống gây nên. Với thời gian, bệnh nhân sẽ xuất hiện sự giảm chiều cao, gù đoạn lưng, có thể tới mức các xương sườn cuối cùng cọ sát vào cánh chậu. Các biến dạng này làm cho bệnh nhân đau cột sống và đau do cọ sát sườn – chậu. Tuy nhiên, một tỷ lệ rất lớn các lún xẹp đốt sống không có triệu chứng đau cột sống. Trước khi xuất hiện lún xẹp đốt sống, không bao giờ có đau cột sống do loãng xương.
5. Dễ bị gãy xương
Ở người bị loãng xương, các ống đốt xương thường giòn và dễ bị gãy do thiếu calci. Đặc biệt, là phụ nữ sau khi mãn kinh sau khi mãn kinh khoảng 5 năm sẽ xuất hiện hiện tượng mất chất khoảng ở xương dẫn tới tình trạng loãng xương gia tăng rất nhanh và sau đó là gãy xương dài chủ yếu là xương cổ đùi do hậu quả của sự phá hủy các tế bào xương.
Các vị trí dễ dẫn tới gãy xương thường là đầu trên xương đùi, xương cánh tay, đầu dưới xương cẳng tay, xương sườn, xương chậu và xương cùng.
6. Hội chứng kích thích thần kinh
Những người mắc bệnh loãng xương sẽ kèm theo cảm giác đau các dây thần kinh thường tập trung ở các phần như: đau dây thần kinh hông, đau các dây thần kinh trên sườn lan ra phía bụng. Nguyên nhân là do các đốt xương ở phần cột sống bị ăn mòn, lượng dịch nhờn tiết ra kém hơn, chèn ép đến các dây thần kinh dẫn tới hiện tượng đau nhức dây thần kinh.