Trong quá trình làm lành vết thương, chế độ ăn uống sẽ đa dạng hơn bởi cơ thể đã dần khỏe mạnh, ăn uống cũng thấy ngon miệng hơn. Bạn nên chọn những thực phẩm an toàn, vệ sinh, lành tính, không có tác dụng mưng mủ, làm sưng vết thương.
Sau khi mổ ruột thừa, hệ tiêu hóa của bệnh nhân rất nhạy cảm và do vậy chế độ ăn uống có vai trò vô cùng quan trọng trong việc làm lành vết thương.
1. Khi vừa mới mổ ruột thừa
Đối với bệnh nhân vừa mới mổ ruột thừa xong, trong trường hợp từ 6-8 giờ mà không có các dấu hiệu nôn mửa do tác động của thuốc mê thì có thể uống bổ sung dinh dưỡng với sữa nóng và bù nước.
Từ 2 ngày sau đó, với những nhu cầu động ruột của bệnh nhân, chỉ nên ăn những món ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp để dễ hấp thu. Và cần tránh ăn trứng, rau muống, hải sản… để vết thương không bị mưng mủ và gây sẹo.
Trong thời gian sau 1 tuần, bạn nên kết hợp đi lại vận động, thay đổi tư thế nằm để nhanh chóng làm lành vết thương.
Cháo là thức ăn phù hợp sau khi mổ ruột thừa
2. Trong quá trình làm lành vết thương
Trong quá trình làm lành vết thương, chế độ ăn uống sẽ đa dạng hơn bởi cơ thể đã dần khỏe mạnh, ăn uống cũng thấy ngon miệng hơn. Bạn nên chọn những thực phẩm an toàn, vệ sinh, lành tính, không có tác dụng mưng mủ, làm sưng vết thương. Cụ thể là:
* Những loại thực phẩm dễ tiêu hóa:
Trong thời gian này, vết thương đã lành lặn hơn, bệnh nhân có thể ăn những món ăn dễ tiêu hóa khác như bún, phở, sữa chua… để có thêm dinh dưỡng, không nhàm khẩu vị và tiêu hóa tốt hơn.
Càng về sau chế độ ăn uống cũng nên đa dạng và nhiều dinh dưỡng hơn, để bệnh nhân có đủ sức khỏe hình thành sức đề kháng và làm lành vết thương nhanh chóng.
* Thực đơn đa dạng các loại thực phẩm:
Nên cung cấp các món ăn với những loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng, bổ để người bệnh có thể hồi phục nhanh chóng, phòng ngừa các biến chứng và đẩy nhanh quá trình sản xuất tế bào mới để làm lành vết thương.
Các loại cá biển như cá thu, cá hồi, cá mòi… cũng là loại thực phẩm tuyệt vời vì cá biển giàu omega-3, các khoáng chất và protein tốt cho cơ thể.
Chế độ kết hợp đạm và chất xơ là vô cùng cần thiết mà người bệnh cần hấp thu, không nên chỉ ăn những món ăn toàn đạm.
Một số loại rau củ như bí đỏ, khoai lang, cà rốt, đu đủ… là các loại thực phẩm giàu beta-carotene dưỡng chất giúp vết thương sau khi mổ ruột thừa mau lành, không bị nhiễm trùng.
Các loại thực phẩm sữa, ngũ cốc nguyên hạt… sẽ cung cấp chất kẽm chống lại viêm nhiễm, tốt cho vết thương mổ ruột thừa.
Lưu ý
Bệnh nhân sau mổ ruột thừa, cần tránh các thực phầm: nhiều giàu mỡ, nhiều đường, các thức ăn rắn, quá cứng và các chất kích thích như rượu, bia, nước uống có ga.
Bên cạnh đó, là một vài lưu ý trong chế độ sinh hoạt, vận động như:
– Tránh hoạt động gắng sức
– Hạn chế hoạt động quanh vùng vừa được phẫu thuật
– Hạn chế vàcẩn thận trong việc đi lại và di chuyển
– Không nên thức khuya
– Hạn chế chơi thể thao trong vòng 2-4 tuần sau ca mổ.