Chỉ cần chuẩn bị 1 nắm lá húng chanh, 1 viên đường phèn, 1 thìa mật ong, bạn thái nhỏ lá húng chanh đem đi hấp cách thủy trong 15 phút. Bạn uống ngay nước đó khi còn ấm để có hiệu tốt nhất. Lá húng chanh có chứa nhiều tinh dầu tốt cho họng, lợi phế, trị đờm hiệu quả.
Bệnh ho có đờm sẽ khỏi nhanh chóng nếu bạn biết cách sử dụng các loại rau gia vị có sẵn ngay trong bếp gia đình.
Những loại lá gia vị có sẵn ngay trong bếp gia đình lại chính là bài thuốc chữa ho có đờm vô cùng hiệu quả, hãy áp dụng ngay các bạn nhé:
Rau diếp cá
Rau diếp cá có tác dụng vô cùng tốt trong chữa ho như tác dụng diệt khuẩn, tiêu dịch trong họng tốt, giảm đau họng. Nước vo gạo có chứa nhiều vitamin nhóm B có tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường đẩy lùi nhanh bệnh.
Cách làm như sau: bạn chuẩn bị một nắm lá rau diếp cá giã nhuyễn cùng với một bát nước vo gạo đặc. Cho hỗn hợp nước rau diếp cá và nước vo gạo đun sôi trong vòng khoảng 20 phút.
Uống nước này mỗi ngày 2 lần, bạn uống thường xuyên liên tục trong suốt 1 tuần để thấy hiệu quả rất tốt. Với mẹo chữa ho có đờm này bạn nên kiêng các thực phẩm hải sản tanh, thịt gà cua, tôm…
Lá húng chanh
Chỉ cần chuẩn bị 1 nắm lá húng chanh, 1 viên đường phèn, 1 thìa mật ong, bạn thái nhỏ lá húng chanh đem đi hấp cách thủy trong 15 phút. Bạn uống ngay nước đó khi còn ấm để có hiệu tốt nhất. Lá húng chanh có chứa nhiều tinh dầu tốt cho họng, lợi phế, trị đờm hiệu quả.
Lá kinh giới
Bài 1: Kinh giới 16g, bạc hà 8g, kim ngân 12g, cỏ nhọ nồi 8g, huyền sâm 12g, xạ can 4g, sinh địa 12g, tang bạch bì 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Bài 2: Kinh giới 12g, bạc hà 6g, kim ngân 20g, cát cánh 4g, liên kiều 12g, cam thảo 4g, ngưu bàng tử 12g, sinh địa 12g, cương tàm 12g, huyền sâm 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Lá xương sông
Theo Đông y, lá xương sông có mùi hăng của dầu, tính ấm, có tác dụng chữa đầy bụng, sang chấn, nôn mửa, tán ứ máu đọng, chảy máu cam… Ngoài ra, lá xương sông còn có tác dụng trị viêm họng, ho do cảm lạnh hoặc ho có đờm cực nhạy.
Lá xương sông bánh tẻ 2-3 lá, mật ong 5 thìa con. Lá xương sông rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát con cùng với mật ong, đem hấp cách thủy (đun sôi chừng 10 phút) rồi lấy ra, chắt nước uống nhiều lần trong ngày. Người lớn có thể nhai nuốt cả lá.
Lá tía tô
Đông y cho rằng tía tô có vị cay, tính ấm, đi vào các kinh tâm và phế, làm thoát mồ hôi, hạ khí, tiêu đàm. Lá có tác dụng chữa hắt hơi sổ mũi do viêm long đường hô hấp trên (cảm mạo), sốt, ho, bí mồ hôi, giúp tiêu hóa.
Cách dùng: Lấy 20 g hạt tía tô tán bột, hòa với nước đun sôi, chờ cho bớt nóng rồi gạn bỏ bã cho trẻ uống. Cũng có thể trộn vào bột nước cháo hồ hay nước cơm cho trẻ uống sẽ khỏi.
Phòng tránh viêm họng
Chúng ta nên súc miệng bằng nước muối ấm mỗi tối trước khi đi ngủ, sau khi đánh răng để sát khuẩn họng và miệng.
Sử dụng các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, có chứa nhiều nước, mềm, có tác dụng thanh nhiệt. Thường xuyên ăn nhiều rau xanh chứa vitamin C. Uống nhiều nước, không nên uống nước chè quá đặc, hạn chế các thực phẩm gây kích thích như gừng, tỏi, ớt…
Không nên hút thuốc lá và uống rượu. Nên mở cửa phòng để không khí lưu thông. Không nên để phòng điều hòa nhiệt độ quá thấp vì nóng lạnh đột ngột dễ gây ra viêm họng cấp tính.