Nóng gan là một tình trạng suy giảm chức năng gan cấp tính, nguyên nhân chính thường là do chức năng gan kém không thể lọc và đào thải các chất cặn bã, độc tố trong gan, gây độc cho gan, làm nóng gan và kèm theo các biểu hiện nổi mụn, nổi mẩn ngứa, mề đay.
Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất của cơ thể tham gia vào quá trình chuyển hóa và đào thải các chất độc trong cơ thể. Vì vậy, khi gan bị suy yếu, hoạt động kém thì không thể đào thải được các chất độc, gây ra các triệu chứng mà dân gian thường hay gọi là nóng gan.
Ngày nay, với nhịp sống hiện đại việc tiếp xúc với những hoá chất trong môi trường sống ô nhiễm đã khiến cho gan – cơ quan lọc máu và xử lý độc tố cực kỳ quan trọng của cơ thể bị nhiễm độc, gây nên các bệnh lý về gan như: viêm gan, xơ gan, ung thư gan…
Nguyên nhân gây nóng gan, mẩn ngứa
Có nhiều nguyên nhân gây nóng gan trong đó chủ yếu là do chế độ ăn uống chưa đảm bảo, ít chất xơ và không cung cấp đủ nhóm vitamin và khoáng chất. Thói quen sinh hoạt chưa đúng cách: thức khua, làm việc quá sức… Thường sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn, hút thuốc… khiến gan không có đủ khả năng loại thải độc tố.
Anh Ngô Văn Hà (Vĩnh Phúc) lo lắng chia sẻ, do công việc kinh doanh ngày ăn uống thất thường, thường xuyên thức khuya để giải quyết công việc, tiếp khách triền miền, hút thuốc lá, uống bia rượu nhiều. Ngoài ra chưa kể bạn bè tụ tập rủ nhau nhậu tám chuyện. Gần đây anh thấy ăn không ngon miệng, mệt mỏi, mẩn ngứa, mề đay, quá lo lắng anh đành đến bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung ương để khám.
Không giống như anh Hà, chị Nguyễn Thị Hoa cho biết, với công việc buôn bán nên ăn uống không đúng bữa, mấy hôm vừa rồi nóng bức ăn uống kém hẳn lại căng thẳng việc buôn bán, con cái học hành nên tình trạng ăn kém, mất ngủ, người nổi mẩn,mề đay ngứa ngáy, mụn nhiều trên mặt… khiến cho chị lo lắng nên phải đến khám.
Giải thích về vấn đề này, các bác sĩ cho rằng, lá gan của chúng ta phải làm việc 24 giờ mỗi ngày, liên tục 7 ngày trong tuần để loại bỏ vô số độc tố mà chúng ta dung nạp vào cơ thể qua đường ăn uống, hô hấp, tiếp xúc qua da… Trong đó, chất cồn trong rượu bia khi vào cơ thể phần lớn sẽ được hấp thu qua ruột rồi chuyển đến gan. Lá gan có các hệ thống giúp chuyển hóa cồn thành những chất vô hại với gan và được thải trừ ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, một lá gan khỏe mạnh chỉ có thể xử lý được một lượng cồn không quá 30 g mỗi ngày (10 g cồn tương đương với 1 lon bia 250 ml hoặc 100 ml rượu vang hoặc 25 ml rượu nồng độ 40%). Nếu vượt quá giới hạn trên, hệ thống men chuyển hóa cồn của gan bị quá tải nên các sản phẩm chuyển hóa độc hại của cồn sẽ tích tụ làm tổn thương gan, gây tụ mỡ, viêm gan và cuối cùng có thể dẫn đến xơ gan.
Những biểu hiện nóng gan và hệ lụy
Nóng gan là một tình trạng suy giảm chức năng gan cấp tính, nguyên nhân chính thường là do chức năng gan kém không thể lọc và đào thải các chất cặn bã, độc tố trong gan, gây độc cho gan, làm nóng gan và kèm theo các biểu hiện nổi mụn, nổi mẩn ngứa, mề đay. Tình trạng nóng gan lâu ngày có thể dẫn đến suy gan, suy giảm chức năng gan trầm trọng, rất nguy hiểm.
Về triệu chứng nóng gan gây ngứa, tình trạng này thường xuất hiện đột ngột, gây ngứa nhẹ như kiến bò khắp cơ thể và dần xuất hiện các mảng đỏ li ti trên da. Biểu hiện ngứa do nóng gan thường xuất hiện nhiều nhất khi cơ thể gặp lạnh đột ngột (đi ngoài gió, ngấm nước mưa, nhiệt độ môi trường thay đổi…). Điều đáng nói là diễn tiến của bệnh gan thường kéo dài. Giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ ràng nên nhiều người không để ý, đến khi có dấu hiệu như vàng da, vàng mắt, bụng to, chân phù, chảy máu,nóng gan… thì bệnh đã ở giai đoạn trễ, làm hạn chế hiệu quả điều trị,
Do vậy, theo lời khuyên của các bác sĩ, cần phải theo dõi sức khỏe định kỳ nhất là những người có nguy cơ cao. Tốt nhất, để phòng ngừa các tổn thương ở gan do rượu bạn nên hạn chế uống rượu bia, đồng thời kết hợp ứng dụng các phương thức điều trị viêm gan hiệu quả từ tự nhiên.
Tuyệt chiêu trị nóng gan hiệu quả
Chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ, và phòng ngừa gan nhiễm bệnh. Cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất, hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, tăng cường thực phẩm giàu sulfur như bắp cải, bông cải xanh, tỏi, hành… (thành phần sunfur có trong các thực phẩm này sẽ hỗ trợ lá gan tích cực trong quá trình đào thải độc tố). Cũng cần kiên quyết tránh xa bia rượu, loại đồ uống chất cồn này cực kỳ gây hại cho gan. Đồng thời có thể sử dụng sản phẩm giải độc gan mỗi ngày để tăng cường chức năng gan, hỗ trợ quá trình giải độc trong cơ thể, giúp bạn có một lá gan khỏe mạnh.
Từ xưa đến nay, nhiều loại cây cỏ có tác dụng giải độc cho gan được sử dụng nhưng chủ yếu chế biến bằng cách nấu cao hoặc sắc nước để uống. Ngày nay, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu, tổng hợp các tinh chất từ hoa trái, cỏ cây là cách chữa bênh nóng gan hiệu quả, với mục đích ứng dụng hiệu quả vào thực tế, như hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ, viêm gan, đồng thời tăng cường kháng thể.
Có thể kể đến trong số các thực phẩm trị nóng gan tốt cho gan là; đu đủ, nếu ăn thường xuyên có tác dụng bổ máu, chữa chứng mất ngủ, giúp hồi phục gan, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Quả trứng gà hay còn gọi là lêkima cũng là một loại trái cây có chứa nhiều carotene, vitamin B3 và các nhóm vitamin B khác, có khả năng chống lão hóa. Đặc biệt tinh dầu chiết xuất từ hạt lêkima còn có khả năng làm lành vết thương. Mướp đắng tươi, có tác dụng hạ đường huyết, lý tưởng cho người bệnh đái tháo đường. Nước nấu mướp đắng có công hiệu thanh nhiệt, thích hợp cho người bị chứng nóng gan.
Cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt, có tác dụng bảo vệ tế bào gan. Nếu bị say, uống nước sắc của rễ hoặc thân lá sẽ nhanh tỉnh rượu. Cây giảo cổ lam tốt cho tế bào gan, tăng cường chức năng giải độc của gan, làm hạ mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, và bình ổn huyết áp, phòng ngừa các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, theo các chuyên gia khuyến cáo, cần cẩn thận sử dụng thảo dược có nguồn gốc rõ tránh việc dùng bừa bãi và không đúng chất lượng gây hại gan “lợi bất cập hại”. Giải độc, làm mát gan là điều cần thiết nhưng việc lựa chọn được sản phẩm chất lượng giúp người bệnh làm điều này lại càng quan trọng.