Đối với bất cứ trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm họng nào mẹ cũng cần phải tìm ra nguyên nhân khiến bé đau họng để có cách chữa trị phù hợp.
Trẻ sơ sinh bị viêm họng không quá nguy hiểm nhưng cần được theo dõi sát sao vì có thể biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé.
1. Nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ sơ sinh
Cúm
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị viêm họng là cúm. Khi bé bị cúm sẽ thường có các triệu chứng viêm họng đi kèm với chảy nước mũi, ho khan, ăn mất ngon miệng. Thậm chí bé còn có thể bị nôn mửa và tiêu chảy.
Cúm là nguyên nhân gây viêm họng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Ảnh minh họa.
Nhiễm virus
Bẽ cũng có thể bị viêm họng nếu bị nhiễm virut. Các loại virut này có thể lây qua bàn tay, bàn chân hoặc miệng của bé. Nếu con bị viêm họng do nhiễm virut mẹ sẽ thấy bé có kèm các triệu chứng sau:
– Các đốm đỏ xuất hiện xung quanh miệng bé.
– Bàn tay và bàn chân phát ban hoặc mông và các bộ phận khác.
– Bé bỏ ăn, không cảm thấy ngon miệng.
Herpangina
Một nguyên nhân phổ biến khác gây đau họng là một bệnh truyền nhiễm được gọi là Herpangina. Trong trường hợp đau họng do Herpangina gây ra, bé sẽ có các triệu chứng phổ biến sau:
– Những chấm xám và trắng xuất hiện bên trong và xung quanh miệng của bé.
– Sốt cao
– Tiêu chảy
– Ăn mất ngon
Dị ứng bụi
Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và cần được chăm sóc đặc biệt để tránh các tác nhân gây dị ứng như bụi, bột, gia vị… Dị ứng cũng là một nguyên nhân phỏ biến gây ra viêm họng ở trẻ.
2. Dấu hiệu viêm họng ở trẻ sơ sinh
Để giúp mẹ nhận biết được việc bé bị viêm họng, sau đây là các dấu hiệu và triệu chứng đau họng phổ biến ở trẻ sơ sinh.
Bé khóc nhiều đặc biệt khi đang ăn
Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất là khóc quá nhiều trong khi bé đang được cho bú. Con cảm thấy khó chịu và đau không chỉ trong khi nuốt thức ăn mà ngay cả khi nuốt nước bọt.
Cổ họng sưng đỏ
Khi bé bị viêm họng thì cổ họng của bé sẽ thường bị sưng đỏ. Ba mẹ cần rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào miệng của bé để xem khám. Tốt nhất, mẹ hãy cho bé đến bác sĩ để khám thay vì cố gắng tự xem họng cho con.
Bé bực bội và bồn chồn
Khi bé bị viêm họng sẽ thường cảm thấy khó chịu và bực tức. Tuy nhiên, cũng có nhiều lí do khiến bé không thoải mái như buồn ngủ, đói hoặc bị bệnh khác.
Sốt
Trong đa số các trường hợp, ngay cả ở người lớn, viêm họng thường dẫn đến sốt. Ba mẹ cần theo dõi bé cẩn thận vì sốt có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nôn mửa và tiêu chảy
Do hệ miễn dịch yếu yếu viêm họng có thể gây ra nôn mửa và tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.
Ho
Ho thường xuyên là dấu hiệu và triệu chứng đau họng ở trẻ sơ sinh. Bé có thể ho khan hoặc ho có đờm tùy theo tình trạng viêm họng.
3. Cách chữa trị viêm họng ở trẻ sơ sinh
Đối với bất cứ trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm họng nào mẹ cũng cần phải tìm ra nguyên nhân khiến bé đau họng để có cách chữa trị phù hợp.
Khi con bị viêm họng, mẹ cần giữ cho phòng sạch sẽ, khô thoáng, nhiệt độ vừa phải. Các tác nhân gây dị ứng cần được loại bỏ hoàn toàn. Mẹ cần cho bé tránh xa các nơi đông đúc, để tránh con bị nhiễm các loại vi khuẩn, virut khác.
Đồng thời mẹ nên chia nhỏ số lần bú sữa, cho bú nhiều lần trong ngày để cung cấp đủ nước cho bé. Hơn nữa sữa mẹ có chất kháng thể sẽ giúp con mau chóng lành bệnh và khỏe mạnh.
Cơn đau sẽ khiến bé quấy khóc liên tục dẫn đến việc cạn kiệt sức lực. Vì vậy mẹ hãy cố gắng cho bé nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nếu con bị sốt nhẹ thì mẹ cần tìm cách hạ sốt cho con bằng cách dùng khăn ấm lau khắp người đặc biệt là vùng bẹn và nách.
Thông thường, trẻ sơ sinh bị viêm họng sẽ tự khỏi sau một tuần nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, ba mẹ nên theo dõi tình hình của bé sát sao. Nếu con có 1 trong các biểu hiện sau đây thì cần phải đưa đến bác sĩ.
– Bé bị sốt cao
– Bé gặp khó khăn khi thở
– Bé không chịu bú mẹ
– Bé bị phát ban
– Bé có vẻ mệt và kiệt sức