Để có cách phát hiện và điều trị đúng và kịp thời trước hết cần xác định đúng vấn đề tiêu hóa bạn đang gặp phải. Tránh chủ quan xem nhẹ dẫn đến những biến chứng đáng tiếc.
Trong số các bệnh tiêu hóa bệnh kiết lỵ và tiêu chảy là hai bệnh dễ mắc và có những triệu chứng khá giống nhau, nên nhiều người thường nhầm lẫn.
Để có cách phát hiện và điều trị đúng và kịp thời trước hết cần xác định đúng vấn đề tiêu hóa bạn đang gặp phải. Tránh chủ quan xem nhẹ dẫn đến những biến chứng đáng tiếc.
Dưới đây là một vài chú ý để phân biệt hai bệnh này:
Điểm giống nhau của kiết lỵ và tiêu chảy
Triệu chứng: Đau bụng, đi vệ sinh nhiều lần, phân lỏng có máu, sốt nhẹ.
Đường lây truyền:
– Qua thức ăn, nước uống, nước rửa rau quả.
– Thú vật mang mầm bệnh (chó, mèo).
– Ruồi là trung gian truyền bệnh nguy hiểm.
– Do tay bẩn.
– Bào nang dính dưới móng tay…
Phòng bệnh:
– Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chín, uống sôi.
– Rửa sạch rau sống, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặn.
– Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.
– Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng.
Điều trị: Ðiều trị người lành mang bào nang.
Khác nhau của kiết lỵ và tiêu chảy
Triệu chứng
1. Tiêu chảy: Chướng bụng
2. Kiết Lỵ: Kèm theo cảm giác đau là mót rặn, phân nhầy.
Nguyên Nhân của kiết lỵ và tiêu chảy
1. Tiêu chảy
– Nhiễm vi khuẩn, nhiễm trùng, ký sinh trùng, và rối loạn đường ruột, các bệnh truyền nhiễm liên quan đến sex, viêm tai, nhiễm trùng máu…
– Một số chất hóa học khác cũng có thể gây bệnh tiêu chảy: Rượu, cà phê, trà, kẹo cao su không đường và bạc hà…
– Tinh thần không thoải mái hay buồn phiền, lo lắng… cũng có thể gây ra tiêu chảy.
2. Kiết lỵ: Lỵ do amip; Lỵ trực khuẩn; Thói quen ăn uống không điều độ hoặc thức ăn không sạch, ăn nhiều thức ăn béo, hay ăn các thức ăn sống, lạnh…
Biến chứng có thể gặp phải khi bị kiết lỵ và tiêu chảy
1. Tiêu chảy: Biến chứng nguy hiểm và trầm trọng của bệnh là khô kiệt do mất nước và mất muối, dễ dẫn đến trụy mạch và tử vong nếu không được bù nước kịp thời.
2. Kiết lỵ:
– Thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột, viêm loét đại tràng sau lỵ, viêm ruột thừa do amip.
– Có thể gây rối loạn chức năng vận động của ruột, viêm đại tràng, trĩ, sa hậu môn. Nặng nhất là ký sinh trùng amibe lên gan gây ápxe gan do amibe.
– Các biến chứng hiếm: Trẻ nhỏ rặn nhiều sẽ bị sa hậu môn. Vì mất nhiều chất bổ dưỡng nên trẻ dễ bị viêm đa dây thần kinh. Hội chứng viêm niệu đạo kết mạc mắt có thể xuất hiện sau khi bị lỵ. Trẻ có thể bị viêm khớp rồi để lại di chứng teo cơ.
Điều trị bệnh kiết lỵ và tiêu chảy
1. Tiêu chảy:
– Phần lớn các trường hợp tiêu chảy sẽ tự hết trong vòng một vài ngày mà không cần điều trị, tuy nhiên cần chú ý bù đủ lượng nước và chất điện giải.
– Nếu kháng sinh là nguyên nhân gây tiêu chảy, cần ngừng dùng thuốc và đổi cách điều trị.
– Trong trường hợp tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng, kháng sinh có thể làm giảm triệu chứng. Song kháng sinh không có tác dụng trong tiêu chảy do virus và còn có thể làm cho bệnh nặng thêm.
– Đối với tiêu chảy mạn tính, điều trị bệnh căn nguyên sẽ làm giảm tiêu chảy.
2. Kiết lỵ: Khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh kiết lỵ, bệnh nhân phải vào bệnh viện ngay để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, không để bệnh chuyển thành nặng và có nguy cơ lây lan bệnh cho cộng đồng ở xung quanh.